banner 728x90

Tản văn: Cảm xúc mùa Vu Lan

28/03/2025 Lượt xem: 2365

Mùa Vu lan này là mùa thứ 5, chị lên chùa và được nhận bông hồng trắng cài lên ngực áo. Trong khói nhang trầm ngào ngạt, vẫn thoảng đâu đây mùi hoa huệ, mùi ngọc lan… Ngọc lan là thứ hoa ngày xưa mẹ đặc biệt thích, mỗi dịp thắp nhang ngày rằm, mùng một, bao giờ mẹ cũng có một đĩa nhỏ trên bàn thờ.

Cuộc sống đã quăng quật chị với đủ mọi cung bậc của đời người. Tâm hồn đã dần chai sạn đi trước mọi biến cố, buồn vui… Thời gian vùn vụt trôi, đủ làm mờ dần những kỷ niệm vui, đủ làm nguôi ngoai mọi nỗi đau, niềm nhớ. Nhưng bấy nhiêu năm từ ngày mẹ mất, mỗi mùa Vu lan lên chùa vẫn thấy lòng trống vắng đến lạ.

 Cuộc sống không có chữ “giá như”. Những gì đã đi qua không thể nào khác được, nhớ lại nhiều khi chỉ khiến nỗi lòng thêm bận. Những việc định làm, những việc hứa với mẹ nhưng chưa có thời gian để làm… cứ day dứt trong tâm. Nhìn những người đang hạnh phúc cài trên ngực áo mình bông hồng đỏ, chị cứ lặng lẽ đoán hôm nay họ sẽ nói gì với mẹ. Họ có biết giá trị của thời gian hiện hữu, để sau này không phải thốt lên chữ “giá chi...”.

Chiều nay, trước lúc lên chùa, chị đi qua cổng trường nơi có rất nhiều bà mẹ trẻ đứng đón con. Những người mẹ nhỏ nhắn, chờ những đứa con cao hơn mẹ cả cái đầu, ngồi sau mà che hết cả mẹ. Chắc là sợ muộn giờ học của con nên chỉ kịp đưa cho con hộp sữa, những chiếc xe hối hả chạy đi... Người mẹ thời nào cũng vậy, chỉ biết vì con. Đám trẻ ngày nay chờ mẹ đón cổng trường có khác gì ngày xưa tuổi thơ của chị đứng đầu nhà ngóng mẹ đi chợ về với chút quà quê? Có lẽ khác chăng là điều kiện ngày nay đủ đầy hơn, lo chuyện học nhiều hơn, nhưng tình cảm chắc vẫn vậy mà thôi.

Cố thoát khỏi dòng ký ức, muốn trở về với hiện tại bộn bề, mà sao cảm xúc của mùa Vu Lan đầu tiên nhận bông hồng trắng cứ vẹn nguyên trong khói nhang trầm. Tự dặn lòng là có gì đâu mà ủy mị, đã 5 năm rồi, thời gian đã kịp xóa mờ nhiều điều, nhưng hình như có những tình cảm mà thời gian bất lực.

Như một sự đồng cảm, dịp này bạn chị lại tặng cuốn “Hãy chăm sóc mẹ” của nhà văn nữ Hàn Quốc Shin Kyung Sook. Đọc hoài niệm của những người con về mẹ, những day dứt khi làm mẹ buồn, những vô tình khi sống bên mẹ… khi mẹ đột nhiên lạc mất, mới hay trên thế giới này, tình mẫu tử là giá trị chung, cho dù có khác nhau về văn hóa, màu da…

Chị bỗng nhớ dịp về thăm tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng ở quê nhà. Quảng trường mênh mông, nắng chói chang làm không khí trên quảng trường rung rinh, tượng Mẹ nhìn xa chợt hư ảo, xuất thần. Chị bỗng nhớ quay quắt đến một người, ước mong đến nghẹt thở người ấy cùng có mặt, để tin cậy tựa đầu vào bờ vai, cùng sẻ chia cảm giác thắt lòng trước tượng đài… Mãi sau này cảm giác ấy còn nguyên trong lồng ngực. Cuộc sống là thế, đâu phải những ước mong bất chợt nào cũng đều thành hiện thực?

Chị có cảm giác hình như những mùa Vu lan sau này, người lên chùa ngày càng đông hơn? Những gương mặt thành kính kia đang cầu xin điều gì, chẳng ai có thể biết. Chỉ biết đồng cảm với những người có bông hồng trắng và mừng cho những ai có bông hồng đỏ cài trên ngực áo, hãy cảm nhận niềm hạnh phúc khi vẫn được bên mẹ, bởi có những điều bình dị mà chỉ khi mất đi, người ta mới cảm nhận được.

Kim Phụng

 

 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Tạp văn: Hương cốm mùa thu

"Gió thổi mùa thu hương cốm mới/ Tôi nhớ những ngày thu đã xa...". Câu thơ trên của Nguyễn Đình Thi trong bài "Đất nước" lại vang lên trong tôi mỗi khi cái nắng gắt mùa hạ đã chuyển sang hanh vàng, cùng với cơn gió heo may se se thổi về, cũng là lúc đất trời vào thu.

Một thời đã qua

Những ngày cuối tháng 8, đến các nhà sách nhìn thấy nhiều bậc phụ huynh đi mua sách vở chuẩn bị cho con tựu trường, lòng lại thấy xốn xang nhớ về những năm tháng mới cắp sách đến trường.

Tản văn: Nhớ mẹ

Cuộc đời vẫn vậy, dường như phải khi chồn chân mỏi gối mới giật mình nhìn lại những gì đã qua. Phải khi có con mới thấu hiểu được ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Chiều nay, nhìn dáng ai đang liêu xiêu quang gánh trên đường, lòng chợt trào lên nỗi nhớ thương mẹ vô cùng!

Tản văn: Biết ăn phở

Hồi còn chiến tranh, một lần công tác qua thành Tuyên, ghé quán phở bên đường thấy Phở Bân "bò tơ bảy món", tôi buột miệng, chẳng biết ngon không mà quảng cáo nghe rung màng nhĩ. Chủ quán Bân nghiêng tai nghe thấy, ông ghé sát tôi, buông một câu lạnh tanh: "Chú cứ ăn đi, chê một câu thì anh bê cả quán này ném xuống dòng sông Lô". Chả là quán này nằm sát mép sông Lô.

Truyện ngắn: Quà chợ quê

Ngày nhỏ, niềm vui lớn của tuổi thơ tôi là ngóng mẹ đi chợ về! Hầu như ngày nào mẹ cũng đi chợ. Đi bán vài thứ sản vật nhà nuôi, nhà trồng: buồng chuối, buồng cau, dăm con vịt, con gà hoặc mớ cà, dưa, bí, mướp… Vậy nhưng, ngày không có gì bán, mẹ vẫn cứ… đi. “Quen chân, ở nhà buồn…”, mẹ bảo. Nói vậy thôi, không bán gì thì mẹ đi mua chút thức ăn tươi về lo cơm cho cả nhà.

Tạp văn: Sâm nam

Ai đã từng sống ở những vùng đất có nhiều gò đồi miền Trung chắc chẳng lạ gì với cây sâm nam - một loài dây leo mọc ở các bụi lùm, trở thành một món ăn dân dã và đã đi vào ca dao với những lời lẽ mộc mạc nhưng chứa đầy yêu thương như câu thơ vừa được dẫn.

Tản văn: Đi tìm ký ức xưa

Anh đọc được bài báo viết về phiên chợ đồ xưa, chợt bắt gặp những điều thân quen trong những ký ức đã vẹt mòn thời gian của mình. Và cũng chẳng hiểu sao anh lại lần tìm xuống kho, lục lọi kiếm tìm rồi bần thần với những món đồ xưa tìm lại. Này cây đàn ghi-ta anh mua từ năm 1982 đã theo anh suốt một thời sôi nổi khi vào Nam theo điều động của cơ quan.

Truyện ngắn: Nơi ấy có một dòng sông

Nhà tôi ở phía lở con sông Dinh, trên miếng đất vườn của ngoại. Thuở ấy, mỗi năm, sông có ba mùa: xâm xấp nước, trơ đáy và ngập lụt. Mỗi chiều đi học về, bọn tôi thường ra ngồi trên bến hay trải chiếu dưới gốc me già để đón gió thổi hắt từ phía bên kia sông, làm dịu đi cơn nóng cháy.
Top