banner 728x90

PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC RƯỢU NGÀY TẾT

17/01/2025 Lượt xem: 2716

Đã từ lâu, rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi,... đặc biệt là khi Tết đến, xuân về. 

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong những ngày Tết, lượng rượu, bia tiêu thụ nhiều hơn, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng tăng cao hơn.

Nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…). Trong 1“đơn vị rượu” thường có từ 8-14g rượu nguyên chất chứa trong dung dịch đó. Mỗi đơn vị tương đương: 1 lon bia 270-330ml 2-12 độ hoặc 1 chén rượu vang 125ml 9-18 độ hay 1 chén rượu mạnh 40ml 40 độ. Nam giới uống quá 3 đơn vị rượu/ngày; nữ giới uống quá 2 đơn vị rượu 1 ngày được coi là lạm dụng rượu.

Uống rượu lâu ngày dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột; da, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu; thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan; nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần…

Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.

Để phòng ngừa ngộ độc rượu bia trong dịp Tết, theo Cục An toàn thực phẩm, cần thực hiện các nguyên tắc sau:

       - Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.

       - Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.

       - Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

       - Không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

       - Trẻ em dưới 16 tuổi tuyệt đối không được uống rượu bia vì có hại cho sức khỏe và rất dễ gây nghiện./.

Võ Thị Mai

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Rượu tự nấu- tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc rượu

Không chỉ có rượu Hòa Long nức tiếng từ lâu về nghề nấu rượu, Bà Rịa Vũng Tàu có hàng ngàn hộ kinh doanh rượu tự nấu đang ngày đêm âm thầm, cung ứng ra thị trường một sản lượng rượu tự nấu không nhỏ, trong đó Bà Rịa cũng được xem là địa phương có tỷ lệ hộ dân tự nấu rượu cao. Các hộ dân tự nấu rượu một phần do số hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ nhiều, người dân kết hợp nấu rượu sử dụng bã rượu chăn nuôi, một phần do lượng rượu tiêu thụ nhiều, đầu ra thuận lợi.

Ý chí tự lập, yếu tố căn bản để mọi người trưởng thành

Con người sinh ra rất cần ý thức tự lập để tu dưỡng bản thân có đức tính cần cù, biết tự trọng và biết quý những đồng tiền do mồ hôi, nước mắt làm ra. Ngay từ nhỏ, đứa trẻ cũng cần được giáo dục ý thức tự lập.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh tiếp thụ và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng.

Văn hóa gia đình xưa và nay

Mọi người đều biết gia đình là tế bào của xã hội và ai cũng có thể kể ra các chức năng chủ yếu của nó. Tuy vậy, trong thời đại ngày nay, "vận hành" gia đình đi đúng quỹ đạo nâng cao truyền thống, là điều không đơn giản.

Xây dựng văn hóa nơi công cộng

Những cảnh tượng diễn ra hằng ngày trên đường phố như xả rác bừa bãi, đỗ xe lung tung, đèn đỏ vẫn nghênh ngang đi lại, gồng gánh hàng rong đi "vô tư", xe ô-tô chen lấn nhau gây ùn tắc giao thông nhiều giờ đồng hồ, nói tục oang oang giữa đám đông người,... ngoài vấn đề ý thức còn do thói quen cũ chưa bỏ được.

4 kiến nghị của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất, trên cơ sở tổng hợp những vấn đề nổi lên của thực tiễn và những chủ trương, chính sách của Đảng, qua khảo sát thực tế tại địa phương, nghiên cứu các đề xuất, kiến nghị của các bộ liên quan, chuyên gia trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai.

'Chữa bệnh' cho di tích: Tránh từ nghìn tuổi thành… 1 tuổi

Theo đại biểu Quốc hội, với mục tiêu đề ra, riêng Hà Nội, phải hoàn thành tu bổ, tôn tạo 21 di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 876 di tích cấp quốc gia. Đây thực sự là một “con số khủng khiếp”.
Top