banner 728x90

Xây dựng văn hóa nơi công cộng

25/12/2024 Lượt xem: 2496

Những cảnh tượng diễn ra hằng ngày trên đường phố như xả rác  bừa bãi, đỗ xe lung tung, đèn đỏ vẫn nghênh ngang đi lại, gồng gánh hàng rong đi "vô tư", xe ô-tô chen lấn nhau gây ùn tắc giao thông nhiều giờ đồng hồ,  nói tục oang oang giữa đám đông người,... ngoài vấn đề ý thức còn do thói quen cũ chưa bỏ được.

Nếp sinh hoạt của con người sinh ra các thói quen trong hành vi ứng xử, cách ăn mặc, đi đứng, nói năng. Nếp sinh hoạt lại phụ thuộc sự phát triển của xã hội và hoàn cảnh sống của mỗi người, ở nông thôn hay thành thị, ở miền núi hay đồng bằng rồi môi trường lao động, học tập và công tác,... Vì vậy, thói quen phải thay đổi hướng theo nếp sống văn minh. Người ở nông thôn ra thành phố phải bỏ những thói quen sinh hoạt tùy tiện và làm quen với nếp sống đô thị như tuân thủ các quy định đi lại trên đường phố, nội quy ở những nơi công cộng, nếp sinh hoạt tại nhà cũng thay đổi, nhất  là khi ở các chung cư cùng đi thang máy, cùng sử dụng các công trình công cộng. Những cảnh tượng diễn ra hằng ngày trên đường phố như xả rác  bừa bãi, đỗ xe lung tung, đèn đỏ vẫn nghênh ngang đi lại, gồng gánh hàng rong đi "vô tư", xe ô-tô chen lấn nhau gây ùn tắc giao thông nhiều giờ đồng hồ, nói tục oang oang giữa đám đông người,... ngoài vấn đề ý thức còn do thói quen cũ chưa bỏ được. Ngay cả người dân sinh sống lâu năm ở thành phố cũng có nhiều thói quen không thích hợp với cuộc sống hiện đại. Nhiều người  sáng ra phải vào quán cà-phê, quán trà ngồi ngâm nga rất lâu khiến đi làm việc trễ giờ; rồi tác phong đi lại, làm việc đủng đỉnh, ăn nhậu lai rai tốn thời gian... Cho nên, khi xây dựng nếp sống văn minh đô thị trước tiên phải tạo ra những thói quen đối với những công việc nhỏ nhất như: Thấy đèn tín hiệu  đỏ dừng xe ngay không cần phải có "bóng" cảnh sát giao thông. Xé giấy hoặc bao bì tìm ngay đến thùng rác để bỏ. Mua bán chỗ đông người phải tự giác xếp hàng thứ tự... Nếp sinh hoạt văn minh cần phải trở thành thói quen, như một phản xạ tự nhiên.

Bỏ thói quen cũ lạc hậu, tạo ra thói quen mới văn minh hơn có thể không phải là điều dễ dàng. Nhưng nếu nhận thức đầy đủ cái lợi, cái hại, tập trung làm quyết liệt nhất định sẽ thành công. Thói quen lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành nếp sống, nếp sinh hoạt. Cuộc sống văn minh hiện đại đang đòi hỏi mỗi người tạo ra nếp sống phù hợp với nó./.

Nguyễn Sỹ Hồng

 

Tags:

Bài viết khác

Rượu tự nấu- tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc rượu

Không chỉ có rượu Hòa Long nức tiếng từ lâu về nghề nấu rượu, Bà Rịa Vũng Tàu có hàng ngàn hộ kinh doanh rượu tự nấu đang ngày đêm âm thầm, cung ứng ra thị trường một sản lượng rượu tự nấu không nhỏ, trong đó Bà Rịa cũng được xem là địa phương có tỷ lệ hộ dân tự nấu rượu cao. Các hộ dân tự nấu rượu một phần do số hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ nhiều, người dân kết hợp nấu rượu sử dụng bã rượu chăn nuôi, một phần do lượng rượu tiêu thụ nhiều, đầu ra thuận lợi.

PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC RƯỢU NGÀY TẾT

Đã từ lâu, rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi,... đặc biệt là khi Tết đến, xuân về.

Ý chí tự lập, yếu tố căn bản để mọi người trưởng thành

Con người sinh ra rất cần ý thức tự lập để tu dưỡng bản thân có đức tính cần cù, biết tự trọng và biết quý những đồng tiền do mồ hôi, nước mắt làm ra. Ngay từ nhỏ, đứa trẻ cũng cần được giáo dục ý thức tự lập.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh tiếp thụ và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng.

Văn hóa gia đình xưa và nay

Mọi người đều biết gia đình là tế bào của xã hội và ai cũng có thể kể ra các chức năng chủ yếu của nó. Tuy vậy, trong thời đại ngày nay, "vận hành" gia đình đi đúng quỹ đạo nâng cao truyền thống, là điều không đơn giản.

4 kiến nghị của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất, trên cơ sở tổng hợp những vấn đề nổi lên của thực tiễn và những chủ trương, chính sách của Đảng, qua khảo sát thực tế tại địa phương, nghiên cứu các đề xuất, kiến nghị của các bộ liên quan, chuyên gia trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai.

'Chữa bệnh' cho di tích: Tránh từ nghìn tuổi thành… 1 tuổi

Theo đại biểu Quốc hội, với mục tiêu đề ra, riêng Hà Nội, phải hoàn thành tu bổ, tôn tạo 21 di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 876 di tích cấp quốc gia. Đây thực sự là một “con số khủng khiếp”.
Top