banner 728x90

Phân tích truyện ngắn Quê hương của tác giả Đào Quốc Thịnh

26/05/2025 Lượt xem: 2625

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9: Em hãy phân tích truyện ngắn “Quê hương” của nhà văn Đào Quốc Thịnh?

Bài phân tích mẫu của giáo viên Thanh Trà (Hà Nội)

Quê hương luôn là chủ đề khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả. Với tác phẩm “Quê hương”, nhà văn Đào Quốc Thịnh đã cho ra đời một truyện ngắn hay, đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam, một tác phẩm nhân văn sâu sắc, gây xúc động lòng người.

 “Quê hương” của Đào Quốc Thịnh là câu chuyện kể về một cô học trò nhỏ, quen sống đủ đầy ở thành phố, lần đầu tiên theo bố về quê nội. Thế nhưng, quê nội cô “một xóm nghèo bên kia sông Hồng” lại không giống như trong trí tưởng tượng của cô, nên khi mới bước chân về làng, cô đã vấp phải một thực tế khác xa trí tưởng tượng: “…con đường làng lầy lội lớp nhớp bùn sau cơn mưa…”; “… mái nhà tranh thấp tè ẩm ướt sau lũy tre làng”,  rồi còn có cả bác nông dân “…gánh phân ra đồng làm ruộng...”.

Bằng thủ pháp so sánh hình ảnh đối lập, trong khi cô đang “thất vọng về con đường làng lầy lội lớp nhớp bùn sau cơn mưa” thì hình ảnh người bố lại tương phản đối lập “bố tôi tươi cười chào người làng, có lúc lại còn đứng lại nói chuyện với một bác gánh phân”...

Cô học trò nhỏ quen được sống nuông chiều, sung sướng ở thành phố lại càng thất vọng hơn khi đến bữa cơm trưa, bà nội gắp vào bát cô “miếng thịt luộc...nhiều mỡ”; thế rồi bố lại chan canh “chưa cho mì chính,.. lại hoi hoi” nên cô ăn không quen...

Chỉ đến khi ngồi tâm sự với bà buổi tối dưới ánh trăng rằm hôm đó, nghe những câu chuyện bà kể về bố, về cuộc sống lao động vất vả, cần cù, đạm bạc của người dân quê, nhưng thấm đẫm tình làng nghĩa xóm, chan chứa tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước... lúc đó cô học trò nhỏ mới dần dần thấm thía và nhận ra giá trị đích thực của quê hương. Bởi quê hương là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống và cũng là nơi tình yêu thương được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, lớp người...

Thế rồi cô dần phát hiện ra quê hương mình là bức tranh quê tuyệt đẹp: lũy tre xanh mát rượi, ánh trăng rằm dịu ngọt, là vườn rau xanh tốt của bà…

Bằng ngôn ngữ giàu hình tượng, mộc mạc, giản dị, tác giả Đào Quốc Thịnh đã vẽ lên một bức tranh quê êm đềm, dịu ngọt, đầy ắp cảm xúc tình cảm gia đình, tình yêu quê hương sâu sắc, như lời bà thủ thỉ tâm sự với cô: “Bố tôi đã từ nơi này ra đi. Và chính nơi này, bố tôi đã lớn lên bằng lời ru của bà, bằng đôi tay ẵm bồng của bao người. Bà đã từng mớm cơm cho tôi, nuôi tôi khôn lớn ở đây... Tình cảm quê mùa nhưng chân thật”.

Truyện ngắn “Quê hương” không chỉ dừng lại ở việc khắc họa về một bức tranh quê tuyệt đẹp, ấm áp tình yêu gia đình, câu chuyện còn gây xúc động khi bà nội của cô học trò không còn nữa. Người gieo mầm tình yêu quê hương trong cô chính là bà “…đã ra đi mãi mãi”.

Hình ảnh cô giáo “thoáng một chút nghi ngờ” không tin vào bài văn cô học trò sống ở thành phố viết về quê hương sâu sắc, chân thật (như ở phần đầu câu chuyện) là bởi muốn có một bài văn hay, mỗi học sinh phải có sự trải nghiệm, phải cảm nhận và rung động từ sâu thẳm trong trái tim mình.

Tác giả đã lý giải điều này qua câu chuyện về thăm quê và bài tập làm văn của cô chứa chất bao nỗi niềm ân hận, xót xa, tình yêu bà, yêu quê hương khi giờ đây bà không còn nữa: ”Tôi cầm bút viết, dồn tất cả tình cảm nhớ thương sâu đậm với bà vào bài tập làm văn tả phong cảnh quê hương hôm ấy. Tôi viết về quê hương tôi với lũy tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt. Phải rồi, tôi bỗng hiểu ra rằng: Chính bà đã làm xanh mãi ước mơ của tôi”.

Truyện ngắn “Quê hương” của tác giả Đào Quốc Thịnh đã cho  chúng ta nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. Quê hương, không chỉ là nơi ta sinh ra, lớn lên, mà còn là nguồn cội, nơi lưu giữ kỷ niệm tuổi thơ, giúp hình thành nhân cách và giá trị sống của mỗi người.

Thông qua tác phẩm “Quê hương”, tác giả muốn gửi đến chúng ta một thông điệp rằng, “cây có cội, nước có nguồn”, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước luôn là điều thiêng liêng cao quý mà chúng ta phải trân trọng giữ gìn ./.

Thanh Trà

(GV chuyên văn Hà Nội)

(Số điện thoại liên hệ: 0965843913)

Chú thích về tác giả tác phẩm:

Đào Quốc Thịnh (sinh năm 1957), sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Quê quán xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ông là một nhà báo, nhà văn, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ năm 1996 với bút danh Thu Hương.

Đào Quốc Thịnh được biết đến với phong cách sáng tác chân thực, sắc sảo và tinh tế. Ông thường sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi với người đọc để truyền tải những thông điệp sâu sắc về con người và xã hội.
Trong thời gian gần 30 năm cầm bút, ông có gần 50 truyện ngắn, trong đó có cả truyện ngắn viết cho thiếu nhi và hàng trăm tác phẩm báo chí có giá trị. “Quê hương” là truyện ngắn đầu tay của ông được viết năm 1996.
Tags:

Bài viết khác

Truyện ngắn: Tình yêu biển

Nơi tôi sống là một làng chài ven biển. Tôi yêu biển bởi biển nuôi sống bao người, trong đó có gia đình tôi. Biển cho niềm vui, hạnh phúc và cả đau thương nhưng người ta vẫn một lòng ơn biển.

Truyện ngắn: Nơi ấy ngoài đảo xa

Tàu hướng mũi ra khơi, bỏ lại tiếng ồn ào nơi bến cảng. Bến cảng không có cầu tàu, thay vào đó là thuyền thúng, sà lan làm phương tiện trung chuyển. Tự bao đời rồi bến cảng vẫn như thế, nhưng chưa có ai có ý định bỏ làng, bỏ bến để ra đi.

Tản văn: Bánh lá mít quê tôi

Hồi nhỏ, ở quê, tôi thấy nhà ông Trãi nghèo nhất xóm. Ngày hai buổi đi làm, với tính tình hiền lành, chăm chỉ, ông lại có tay nghề “đa năng” nên ai nhờ gì làm nấy, cả ngày vất vả có khi cũng chỉ được trả công bằng 5 lon gạo hoặc ít ký khoai lang, củ mì. Vợ anh, chị Hải mắt kèm nhèm, lại thêm bị bệnh khớp gối nên chỉ quanh quẩn trong nhà, ngoài bếp.

Tản văn: Chiếc áo tuổi thơ

Sáng sớm ra phố, trong làn gió cuối đông se lạnh, nhìn những chiếc áo ấm đầy màu sắc bỗng nôn nao nhớ những mùa đông xưa bên mẹ. Ngày ấy, mùa đông như lạnh hơn bây giờ, trẻ con nhà quê đứa nào môi cũng tím tái, chỉ có nụ cười hồn nhiên thường trực trên môi.

Truyện ngắn: Chia tay

Mùa xuân vừa đi qua cũng là lúc thành phố nơi nàng gắn bó thời ấu thơ tràn ngập ánh mặt trời. Hơi lạnh se se len lỏi trong gió cách đó mấy ngày, giờ không còn nữa.

Truyện ngắn: Tín hiệu tình yêu

Trông họ giống như một cặp tình nhân mới yêu nhau. Chứ yêu lâu, người ta chẳng được tình tứ đến thế. Cách sống của cặp này khiến cho người chung quanh bình phẩm bàn tán. Có người khen, cũng có người chê. Chị Việt nói: “Anh Tưởng với chị Viên đi đâu cũng có đôi, ăn gì cũng ngồi cạnh nhau, gắp thức ăn, chăm sóc cho nhau. Họ mê nhau chớ chẳng phải vợ chồng. Tình tứ đến thế là cùng! Vợ chồng mình chỉ mong được một phần mười như thế đã mừng rồi…”.

Truyện ngắn: Một mùa thu nữa trôi qua…

Hoàng hôn đang buông xuống bằng những tia sáng nhạt nhòa rơi rớt trên những rặng cây. Những con đường nồng nàn mùi hoa sữa đưa tôi đến quán cà phê quen thuộc. Giờ này, quán rất vắng. Tôi đi thẳng đến cái bàn đá nơi góc vườn. Ở đó có một cây khế già rậm rạp. Những chùm quả lúc lỉu kéo những tán lá la đà, tạo nên một khoảng không gian vừa kín đáo vừa thơ mộng.

Truyện ngắn: Xuân này em sẽ lấy chồng

Chiều nào đi làm về Diệp cũng dừng lại con kênh trong xanh trước nhà, hưởng thụ khoảng không gian trong veo ấy. Diệp vào thành phố đã 7 năm rồi, tốt nghiệp xong cô ở lại thành phố với lời hẹn cùng ba mẹ bao giờ hoàn thành những dự định của mình sẽ trở về. Và cứ thế, công việc đã giữ Diệp ở lại thành phố.
Top