banner 728x90

Những trở ngại của Phật giáo, Kitô giáo

11/06/2024 Lượt xem: 2379

   Các tôn giáo khác như Phật giáo, Kitô giáo khi vào nước ta, để tồn tại và phát huy ảnh hưởng, đã phải từng bước chấp nhận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mặc dầu có thể đối lập với giáo lý khởi nguyên của chúng.

     Một nhà nghiên cứu Phật học đã nhận xét: “đạo Phật thâm nhập vào đời sống tín ngưỡng dân gian ở Giao Chỉ không gặp phản ứng trở ngại, bởi lẽ những tín ngưỡng dân gian không chống lại những tín ngưỡng cơ bản của đạo Phật”. Thực ra, tín ngưỡng dân gian vốn có thái độ cởi mở với các tôn giáo khác, nhưng không phải các giáo lý nhà Phật đã thừa nhận ngay tín ngưỡng dân gian. Phật giáo coi cuộc đời là bể khổ, con người luôn phải kiếm tìm sự giải thoát ở thế giới khác, nhưng sự giải thoát ấy chỉ đạt được khi cá nhân họ đạt tới chỗ “vô ngã”. Một mặt, tư tưởng nhân đạo Phật giáo kêu gọi con người sống lương thiện “thiện giả thiện báo “, “ở hiền gặp lành “, nhưng mặt khác, lại đề xướng cái đích “vô ngã”, vươn tới bình đẳng, mọi cái gì liên quan tới “ngã”, đến gia đình, đến tôn ti trật tự đều bị gạt bỏ. Đây cũng chính là điểm mà buổi đầu Phật giáo đã bị các nhà nho kịch liệt công kích. Trong sách vở Phật giáo không nôi gì tới thờ cúng tổ tiên, thậm chí có những trường phái (Thiền Nhật Bản) còn có thái độ rất cực đoan: “Hãy gỡ bỏ tất cả các chướng ngại trên đường ngươi đang đi. Nếu trên đường đi, người gặp đức Phật, hãy giết chết đức Phật đi. Nếu gặp tổ tiên nhà người, hãy giết tổ tiên nhà người đi. Nếu gặp cha mẹ người, hãy giết chết cha mẹ người đi”. Tất cả chỉ đểmong đạt tới chỗ “vô ngã’’, được giải thoát. Thế nhưng, ở Việt Nam, Phật giáo đã dần dần từng bước vừa phải chấp nhận thể chế tổ chức xãhội theo Nho giáo, vừa phải tôn trọng nền luân lý đạo đức truyền thống, lấy đạo hiếu với cha mẹ, tổ tiên làm điều hệ trọng. Chẳng hạn, việc xuất gia tu hành của Phật giáo vốn không phù họp với truyền thống gắn bó gia đình của người Việt, nên đã ra đời hình thức tu tại gia, thậm chí dân gian còn đưa lên hàng đầu “Thứ nhất là tu tại gia…”, hoặc chùa Phật không những phải cho phép gửi hậu cho những người chết không có con cái thờ phụng mà còn thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn tổ tiên được yên ổn. Ở gia đình Phật tử, bàn thờ Phật có thể đặt ngang với bàn thờ tổ tiên, hoặc cùng đặt thờ chung trên một bàn thờ. Trong lời khấn tổ tiên dường như bao giờ người ta cũng đọc “Nam mô A di đà Phật” ba lần, sau đó mới cầu đến các vị tổ tiên của mình.

Ban Nghiên cứu Tôn giáo

 

Tags:

Bài viết khác

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Đôi nét về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Top