banner 728x90

Người đi du lịch và người không đi du lịch, cuộc sống khác biệt nhau như thế nào?

31/10/2024 Lượt xem: 2567

Ý nghĩa của việc du lịch chính là mở rộng tầm nhìn, phong phú thêm trải nghiệm cho bản thân.

Có một câu nói rất hay: "Đọc sách tu luyện trí óc, du lịch mở rộng con mắt". Đọc vạn cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường. Đi ngàn dặm mà không đọc sách, thì chỉ là người đưa thư; đọc ngàn quyển sách mà không đi ngàn dặm, có thể trở thành người lạc lõng trong sách vở. Người đi du lịch và người không đi du lịch, sẽ có cuộc sống hoàn toàn khác nhau.

1. Du lịch, thổi làn gió mới vào cuộc sống

Chúng ta thường bị cuốn theo những lo toan của cuộc sống mà đôi khi quên mất việc chăm sóc, yêu thương và trau dồi trải nghiệm cho bản thân. Một chuyến du lịch có thể giúp bạn tạm rời xa những bộn bề lo toan hàng ngày, khám phá thêm được một địa điểm mới, thưởng thức cảnh đẹp và thấy được nhiều mặt khác nhau của thế giới ngoài kia.

Một người dùng MXH từng chia sẻ những hiểu biết, quan điểm của mình về du lịch: “Khi đi du lịch, không có sự sắp xếp của lãnh đạo, không có cuộc gọi từ đồng nghiệp. Dù ở thành phố xa lạ nhưng bạn được tận hưởng sự thoải mái. Bạn có thể đi bất cứ nơi nào bạn muốn, ăn những món bạn yêu thích, ngủ khi bạn muốn”.

Thỉnh thoảng, bạn nên đi du lịch để nạp thêm năng lượng và mang lại luồng gió mới, những trải nghiệm mới cho cuộc sống của mình.

Ảnh minh họa.

2. Du lịch, rèn luyện tâm thế của bản thân

Trong một cuốn sách, có câu: “Du lịch là một hình thức rèn luyện rất hữu ích, giúp tâm hồn không ngừng quan sát và khám phá những điều mới lạ”.

Không có hành trình nào hoàn toàn thuận buồm xuôi gió, đôi khi, chúng ta thường gặp phải những tình huống bất ngờ. Ví dụ như việc thời tiết đột ngột thay đổi làm rối loạn lịch trình, giao thông ùn tắc khiến ta lỡ chuyến bay, hay nơi ở đặt trước không đạt kỳ vọng như mình mong muốn,...

Trước khi bắt đầu chuyến đi, ta khởi hành với niềm háo hức, nhưng khi đến nơi lại đối mặt với hàng loạt vấn đề. Những tình huống này có thể khiến chúng cảm thấy thất vọng, thậm chí là tức giận, nhưng việc giữ bình tĩnh và giải quyết vấn đề là kỹ năng mà ai cũng cần học.

Một nhà văn từng kể một câu chuyện về chuyến du lịch của mình. Cô cùng nhóm của mình chuẩn bị đến địa điểm du lịch, họ xuất phát từ 9 giờ sáng. Vì tài xế đến đón không đúng giờ, thêm thời gian đợi xe và sửa xe trên đường, họ phải lặn lội suốt gần một ngày và khi đến nơi đã là 8 giờ tối.

Suốt một chặng đường dài, họ đều rất đói, mong đợi một bữa ăn ngon để bù đắp. Nhưng thật không ngờ, phía khách sạn chỉ chuẩn bị vài món ăn đơn giản và ít ỏi, khiến họ cảm thấy đói lả. Về đến phòng khách sạn, họ định ăn mì ăn liền, nhưng lại phát hiện khách sạn không có nước nóng, vì người dân nơi đây quen uống nước lạnh.

Ngày đầu tiên đã xảy ra nhiều vấn đề trục trặc, đến hôm sau, khi chuẩn bị đi trải nghiệm theo lịch trình, họ lại được báo rằng buổi sáng không có xe, cả đoàn phải ngồi không ở khách sạn. Điều này khiến mọi người trong đoàn rất tức giận và họ đã phản ánh với người quản lý khu du lịch. Đáp lại, người phụ trách cho biết đây là chuyện bình thường, xe không thể điều động kịp và bữa ăn không thể tăng thêm.

Đối mặt với tình huống này, tác giả cùng các thành viên trong đoàn không còn cách nào ngoài việc chấp nhận. Nổi giận cũng không những không giải quyết được vấn đề, mà còn làm mọi thứ thêm tồi tệ.

Ảnh minh họa.

Du lịch không chỉ là để vui chơi và thư giãn, mà còn thử thách khả năng ứng phó của chúng ta. Người đi du lịch nhiều sẽ dần rèn được kỹ năng ứng biến, xử lý tình huống tốt. Khi trở về cuộc sống hàng ngày, họ cũng dễ dàng đối mặt với những việc khó khăn một cách bình tĩnh hơn.

Hãy trải nghiệm và cảm nhận, điều tốt và điều chưa như mong muốn đều là một phần của hành trình. Đừng để những khó chịu nhất thời làm ảnh hưởng cả khoảng thời gian đáng quý.

3. Du lịch, trau dồi kiến thức, mở rộng tầm nhìn

Ý nghĩa của việc du lịch chính là mở rộng tầm nhìn, phong phú thêm trải nghiệm cho bản thân.

Một người dùng MXH từng chia sẻ trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến du lịch của mình. Trong một lần đi du lịch, anh vô tình bước vào một cửa tiệm nhỏ, chủ tiệm rất thân thiện, tính cách thú vị, mời anh cùng uống trà. 2 người dù không quen biết nhưng lại trò chuyện được rất lâu và đó cũng trở thành buổi tối thư giãn nhất của anh.

Lúc ấy, anh nhận ra rằng, ý nghĩa của du lịch không chỉ là ngắm cảnh đẹp hùng vĩ, nhìn núi tuyết hay đại dương, mà còn nhận được những sự ấm áp không ngờ tới.

Có người nói rằng: “Một người đi du lịch sẽ khám phá được bao nhiêu điều không phụ thuộc vào việc anh ta đã đến bao nhiêu nơi đẹp, mà phụ thuộc vào việc anh ta có phát hiện ra những điều đẹp đẽ tại mỗi nơi mình đặt chân đến hay không”.

Ảnh minh họa.

Hãy để bản thân có cơ hội trải nghiệm những nền văn hóa khác biệt, thử những món ăn mới lạ, cuộc sống vốn dĩ nên rực rỡ và đa dạng như thế.

Hãy bước ra ngoài, bạn sẽ nhận ra cuộc sống không chỉ là những điều nhỏ nhặt trước mắt, mà còn có biết bao cảnh đẹp đang chờ bạn khám phá.

18 tuổi, có một cuộc khám phá miền đất mới, những điều ý nghĩa. 30 tuổi, bước ra ngoài tìm lại chính mình, đối diện với khó khăn mà không hoang mang, giữ bình tĩnh và tiếp thêm cho bản thân dũng khí.

Trên hành trình phát triển bản thân mình, hãy gặp gỡ nhiều người, nhìn ngắm thế giới, trải nghiệm nhiều điều trong cuộc sống và cảm nhận được lòng tốt cùng sự ấm áp.

Theo Thanh niên Việt

 

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Đà Lạt, những chiều thu năm ấy

Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Đà Lạt vào một buổi chiều thu ba mươi năm trước. Tôi đi lang thang trên những con đường đất nhỏ bé vòng vèo, với một tâm trạng cô đơn, lãng du, đầy cảm xúc. Tiết trời se lạnh, tôi ngất ngây như lạc vào miền ảo mộng. Đà Lạt chiều thu, đất trời chìm trong sương mù giăng kín khắp mọi nơi, đâu đó tiếng đàn ghi ta bập bùng bản nhạc: "Ai lên xứ hoa đào" của nhạc sĩ Hoàng Nguyên.

Du lịch Đảo Phú Quốc, Kiên Giang

Phú Quốc, nằm trong Vịnh Thái Lan, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo lớn nhỏ khác tại đây. Phú Quốc cùng với các hòn đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang.

Du lịch sinh thái, tâm linh: Chùa Bái Đính – Tràng An, một địa danh đặc sắc của châu Á

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Đông Nam, quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172ha, bao gồm ba vùng liền kề nhau là Khu Di tích Lịch sử Văn hóa cố đô Hoa Lư, Khu Danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình.

Chùa Hương, điểm đến du lịch tâm linh

Không chỉ là một sự kiện tôn giáo, lễ hội chùa Hương còn là một bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú, phản ánh những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt. Có thể nói, đó là hành trình tìm về cội nguồn, tìm về sự thanh tịnh trong tâm hồn và hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Hành trình về miền đất Phật - chùa Hương không chỉ là một chuyến đi mà còn là một một trải nghiệm văn hóa ý nghĩa.

Du lịch Côn Đảo – Du lịch sinh thái, về nguồn

Côn Đảo là một quần đảo ngoài khơi bờ biển Nam Bộ, cách thành phố Vũng Tàu 185km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 230km và cách cửa sông Hậu 83km. Côn Đảo gồm có 16 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, với diện tích 76 km2. Trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn, có diện tích 57 km2 là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của huyện Côn Đảo.

Du lịch Điện Biên – Du lịch sinh thái, về nguồn

Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích 9.562,9 km2. Địa hình chia cắt, nhiều sông suối, đồi núi, có độ dốc lớn. Là tỉnh có chung đường biên giới với 2 quốc gia: Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (dài 360 km) và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dài 40,861 km).

Chùa Yên Tử _ Điểm đến du lịch tâm linh

Chùa Yên Tử nằm trên đỉnh núi Yên Tử, thuộc khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử. Chùa Yên Tử nằm trên địa phận phường Phương Đông và xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí), một phần thuộc xã Hồng Thái Đông (huyện Đông Triều). Khu di tích bao gồm các công trình kiến trúc tôn giáo chùa, am, tháp được xây dựng rải rác theo tuyến trải dài từ Bí Thượng (chân Dốc Đỏ) đến đỉnh núi Yên Tử huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 130 km và cách thành phố Hạ Long 40 km.

Du lịch Fansipan, trải nghiệm mùa tuyết rơi

Đỉnh Fansipan nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, là dãy núi cao nhất ba nước Đông Dương có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam. Fansipan còn gọi là là "Nóc nhà Đông Dương", giáp với tỉnh Lai Châu, có chiều dài khoảng 280km từ Phong Thổ đến Hòa Bình, chiều ngang của chân núi Hoàng Liên Sơn rộng nhất là 75km và hẹp nhất khoảng 45km.
Top