banner 728x90

Ngôi chùa ở Nam Định có bức tượng Phật A Di Đà bằnɡ đá xanh lớn nhất Việt Nam

10/04/2025 Lượt xem: 2383

Chùa Bình A (xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) là điểm đến tâm linh nổi bật với bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam.

Chùa Bình A xưa bị bom lửa chiến tranh tàn phá hoàn toàn vào năm 1963.

Chùa mới được xây dựng lại vào năm 1994 trên diện tích 1.200m2. Sau các đợt trùng tu, khuôn viên của Chùa Bình A tính đến năm 2018 rộng khoảng 13.000m2.

Chùa Bình A mang kiến trúc của Phật giáo xứ Huế, hòa trộn với văn hóa Kinh Bắc.

Cảnh quan trong sân chùa được bố trí nhằm mang tới cảm giác thư thái cho du khách và Phật tử đến chiêm bái.

Nổi bật trong khuôn viên chùa là tượng Phật A Di Đà được chế tác từ đá xanh tự nhiên, cao tới 32m (tính từ bệ lên đỉnh đầu Phật) và nặng gần 3.000 tấn. Đây là tôn tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam, được xác lập kỷ lục bởi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vào năm 2018.

Tượng được thiết kế thành 2 phần là bệ tượng và bảo tượng nhưng nằm trong một tổng thể thống nhất hài hòa. Tượng Phật ngồi trên đài sen 3 lớp cánh hoa đang nở thể hiện cho sự thanh khiết.

Khuôn mặt của tượng hình trái xoan, mắt hé mở. Trên đỉnh đầu có nhục kế nhô lên và tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải, tai dài gần chạm vai, cổ cao ba ngấn. Thân bảo tượng được tạo hình mặc y quấn quanh mình rất tự tại, trên ngực có chữ Vạn.

Bảo tượng được kiến tạo vào năm 2013 và hoàn thành vào năm 2018. Không chỉ là một công trình nghệ thuật tâm linh, tượng Phật còn mang ý nghĩa to lớn về tinh thần hướng thiện và sự bình an cho người dân.

Trong lòng bệ tượng được thiết kế thành 2 tầng riêng biệt, là nơi phụng thờ vạn Phật (10 nghìn vị Phật).

10.000 pho tượng Phật dát vàng bên trong bệ tượng tượng trưng cho vạn Phật.

Các pho tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Tứ Đại Thiên Vương đặt ở 2 bên tượng Phật A Di Đà, được làm bằng đá trắng nguyên khối.

Tượng Đức Phật cùng thập đại đệ tử trong hành trình đi giáo hóa.

Theo vietnamnet.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Vẻ đẹp siêu thực của tượng phật Quan Âm cao nhất Việt Nam

Bình minh giao mùa, tượng phật Bồ tát Quán Thế Âm cao 125 m nằm trên đỉnh núi Thiên Mã, TP Quảng Ngãi thoắt ẩn, thoắt hiện huyền ảo giữa biển mây tạo nên vẻ đẹp siêu thực hệt như chốn thần tiên.

Những đóng góp của tôn giáo trong bảo vệ môi trường trên thế giới qua giá trị đạo đức, giáo lý và hành động

Tôn giáo và bảo vệ môi trường là hai khái niệm tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế lại có mối quan hệ sâu sắc và lâu dài. Trong hàng nghìn năm qua, các hệ tư tưởng tôn giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức, hành vi và lối sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới, trong đó có những giá trị đạo đức sâu sắc liên quan đến sự bảo vệ thiên nhiên và lòng tôn trọng đối với môi trường, ảnh hưởng đến hành vi của hàng triệu tín đồ.

Lập hạ là gì? Ý nghĩa tiết lập hạ

Lập hạ là một trong những tiết khí quan trọng trong văn hóa và nông nghiệp của nhiều quốc gia Đông Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiết Lập hạ là tiết khí thứ 7 trong năm và là tiết khí đầu tiên của mùa hè.

Độc đáo di sản văn hóa phi vật thể: Đua thuyền tứ linh trên sông Trà (Quảng Ngãi)

Hàng trăm năm nay, cứ vào đầu tháng giêng âm lịch, người dân xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) lại rộn ràng hội đua thuyền tứ linh ở sông Trà. Đây là ngày hội lớn nhất của người dân xứ này, thể hiện nét tín ngưỡng truyền thống của người dân địa phương và cũng là để tri ân các bậc tiền hiền đã khai khẩn, lập làng, mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân an yên.

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.

“Nước” trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.
Top