banner 728x90

Ngôi chùa độc đáo với nhiều tượng rắn ở TP.HCM

25/01/2025 Lượt xem: 2414

Chùa Chantarangsay, còn gọi là chùa Candaransi (Quận 3, TP.Hồ Chí Minh) là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đầu tiên được xây dựng tại vùng Sài Gòn - Gia Định xưa. Đây là ngôi chùa độc đáo với nhiều hình tượng rắn Naga được trang trí.

Tượng Phật được bảo vệ trong lồng kính ngồi dưới tượng rắn Naga. Trong các kiến trúc cổ Khmer luôn có hình tượng cầu vồng hình rắn Naga, tượng trưng cho sự nối liền giữa cõi trần gian và Niết-bàn

Hồ nước sân chùa trang trí hình tượng rắn Naga làm chân đế bảo tháp

Cầu thang dẫn lên chánh điện được thiết kế gắn với hình ảnh rắn Naga. Rắn Naga nhiều đầu tượng trưng cho chiếc cầu nối thế giới con người đến thế giới tâm linh. Phổ biến nhất trong các chùa Khmer ở Nam bộ là rắn Naga 5 đầu

Hình tượng rắn Naga xuất hiện trên đỉnh mái, cửa sổ khu chính điện. Trong quần thể kiến trúc rộng khoảng 4.500 m2 của chùa Chantarangsay, nổi bật là ngôi chính điện xây theo hướng chính Đông, là hướng của mặt trời và hướng của Đức Phật thành đạo trong đêm rằm tháng Vesak.

Khu vực tháp nhà vong, hình tượng rắn Naga phủ kín

Tại TP.HCM hiện nay có hai ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer là chùa Chantarangsay và chùa Pothiwong tại Q.Tân Bình.

Phạm Nguyễn/TPO

 

Tags:

Bài viết khác

Môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống

Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội, phần lớn đều diễn ra vào những ngày đầu xuân mới. Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tình trạng tại nhiều lễ hội không ít những hiện tượng tiêu cực, những biến tướng, tình trạng thương mại hóa đang diễn ra. Năm nay, xuân Ất Tỵ là mùa lễ hội thứ hai cả nước thực hiện Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống và đây được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ nhằm giúp xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội.

Vì sao dân gian có câu: Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng?

Dân gian tin rằng đêm Trăng tròn đầu tiên của Năm mới sẽ hội tụ linh khí mạnh nhất, là thời điểm linh thiêng để sở cầu như ý, mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình trong cả năm.

Lễ hội chùa Ông (Đồng Nai)

Chùa Ông được xây dựng năm 1684 tại cù lao Phố (nay là phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), đến nay đã trải qua hơn 340 năm. Hằng năm, chính quyền tỉnh Đồng Nai và thành phố Biên Hòa luôn tạo điều kiện để lễ hội được diễn ra, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.

Vì sao năm nay lại không có 30 Tết?

Người Việt Nam vốn đã quen thuộc với ngày 30 Tết. Nhưng bắt đầu từ năm 2025 sẽ không có 30 Tết nữa. Lý do là gì?

Sự khác biệt thú vị giữa Tết xưa và Tết nay

Tết xưa và nay không chỉ là một cuộc hành trình từ truyền thống đến hiện đại mà còn phản ánh sự thay đổi trong lối sống và phong tục của người Việt. Từ những ngày chuẩn bị, không khí gia đình đến các hoạt động vui chơi, tất cả đều mang nét độc đáo riêng biệt qua từng thời kỳ.

Lập xuân 2025 là ngày nào?

Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá đua nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa như hoa mai, hoa đào nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.

Làng làm ông Công, ông Táo ở Huế đỏ lửa mùa Tết

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, làng Địa Linh (phường Hương Vinh, TP. Huế) khoác lên mình nhịp sống sôi động hiếm có.

Huyền Trân công chúa trong tâm thức dân gian

Là một Ni sư, Ni sư Hương Tràng - tức Công chúa Huyền Trân không chỉ được thờ trong chùa với vai trò một nhà sư, một vị Phật, mà còn được thờ ở đền miếu với vai trò một vị thần.
Top