banner 728x90

Lễ hội chùa Ông (Đồng Nai)

06/02/2025 Lượt xem: 2415

Đông đảo người dân và du khách đến tham dự lễ hội

Chùa Ông được xây dựng năm 1684 tại cù lao Phố (nay là phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), đến nay đã trải qua hơn 340 năm. Hằng năm, chính quyền tỉnh Đồng Nai và thành phố Biên Hòa luôn tạo điều kiện để lễ hội được diễn ra, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.

Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Việt - Hoa 

Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025 sẽ có các hoạt động diễn ra trong 6 ngày, từ ngày 5/2 đến 10/2 (nhằm ngày mùng 8 đến 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), gồm: Lễ nghinh thần, cung thỉnh và an vị kim thân, linh vị các bậc Tiền hiền trong công cuộc khai mở, xây dựng và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai; diễu hành trên các tuyến đường, lộ trình dài 8km với sự đầu tư công phu và nhiều màn trình diễn nghệ thuật độc đáo. 

Lễ thả đèn hoa đăng trên sông

Trong các ngày diễn ra lễ hội sẽ có các hoạt động biểu diễn tuồng cổ, cải lương, giao lưu đờn ca tài tử Nam Bộ, biểu diễn lân - sư - rồng, võ thuật, giao lưu thư pháp Việt – Hoa, thả đèn hoa đăng…

Sau nghi thức thả đèn hoa đăng, biểu tượng của hy vọng và những ước nguyện cho năm mới, du khách sẽ được thưởng thức màn bắn pháo sáng nghệ thuật. 

Lễ Nghinh thần trên sông

Bên cạnh đó, lễ hội còn phát động cuộc thi sáng tạo ảnh đẹp và video clip với chủ đề Thành phố Biên Hòa mến yêu. Sự kiện này khuyến khích người dân và các nghệ sĩ nhiếp ảnh thể hiện cái nhìn riêng về lễ hội cũng như vẻ đẹp của Biên Hòa, góp phần quảng bá hình ảnh thành phố với những giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh đặc sắc.

Lễ hội chùa Ông Đồng Nai không chỉ là dịp để tôn vinh truyền thống, mà còn là cơ hội để người dân cùng nhau chia sẻ niềm vui, hy vọng và ước mơ cho một năm mới bình an, phát đạt. Sự kiện góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng, khơi gợi niềm tự hào dân tộc và thúc đẩy du lịch tín ngưỡng địa phương. Tháng 11-2023, lễ hội chùa Ông được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo vtv.vn

 

 

Tags:

Bài viết khác

Môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống

Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội, phần lớn đều diễn ra vào những ngày đầu xuân mới. Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tình trạng tại nhiều lễ hội không ít những hiện tượng tiêu cực, những biến tướng, tình trạng thương mại hóa đang diễn ra. Năm nay, xuân Ất Tỵ là mùa lễ hội thứ hai cả nước thực hiện Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống và đây được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ nhằm giúp xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội.

Vì sao dân gian có câu: Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng?

Dân gian tin rằng đêm Trăng tròn đầu tiên của Năm mới sẽ hội tụ linh khí mạnh nhất, là thời điểm linh thiêng để sở cầu như ý, mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình trong cả năm.

Vì sao năm nay lại không có 30 Tết?

Người Việt Nam vốn đã quen thuộc với ngày 30 Tết. Nhưng bắt đầu từ năm 2025 sẽ không có 30 Tết nữa. Lý do là gì?

Sự khác biệt thú vị giữa Tết xưa và Tết nay

Tết xưa và nay không chỉ là một cuộc hành trình từ truyền thống đến hiện đại mà còn phản ánh sự thay đổi trong lối sống và phong tục của người Việt. Từ những ngày chuẩn bị, không khí gia đình đến các hoạt động vui chơi, tất cả đều mang nét độc đáo riêng biệt qua từng thời kỳ.

Ngôi chùa độc đáo với nhiều tượng rắn ở TP.HCM

Chùa Chantarangsay, còn gọi là chùa Candaransi (Quận 3, TP. Hồ Chí Minh) là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đầu tiên được xây dựng tại vùng Sài Gòn - Gia Định xưa. Đây là ngôi chùa độc đáo với nhiều hình tượng rắn Naga được trang trí.

Lập xuân 2025 là ngày nào?

Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá đua nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa như hoa mai, hoa đào nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.

Làng làm ông Công, ông Táo ở Huế đỏ lửa mùa Tết

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, làng Địa Linh (phường Hương Vinh, TP. Huế) khoác lên mình nhịp sống sôi động hiếm có.

Huyền Trân công chúa trong tâm thức dân gian

Là một Ni sư, Ni sư Hương Tràng - tức Công chúa Huyền Trân không chỉ được thờ trong chùa với vai trò một nhà sư, một vị Phật, mà còn được thờ ở đền miếu với vai trò một vị thần.
Top