banner 728x90

Lễ cầu hoa - Xo bjoóc

20/12/2024 Lượt xem: 2463

Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng.

Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn hay tìm đến mỗi khi cần.

Bàn hương án trong lúc Then hành lễ.

Theo nhận thức tâm linh, nguyên nhân vô sinh là do bà Nguyệt (hay còn gọi là bà Mẫu Quốc) quyết định. Gia đình nào sau khi kết hôn đã lâu mà không có con, sẽ mời bà Then (bà bụt) về làm lễ cầu hoa, có nghĩa là xin “mẻ bjoóc” (Mẹ hoa) ban cho “hoa vàng, hoa bạc” (“Bjoóc kim, bjoóc ngần” tượng trưng cho con trai hay con gái). Then sẽ làm lễ và làm cầu tượng trưng bằng hai mảnh tre, trên có vẽ bùa, đóng ở đường ngã ba nơi có nhiều người qua lại. Có nơi lấy gỗ núc nác đẽo hình con cá dài, vẽ thêm vẩy, thêm bùa lên đó, rồi chôn hai cọc ở hai đầu đuôi con cá, nâng lên tầm vai người, chôn vượt qua mương hoặc nơi có nhiều người qua lại. Theo tâm linh, con người ta có một cái cầu hoa, cầu này bị hỏng, gẫy thì hoa không đến được, do vậy cần phải làm lễ bắc lại cầu hoa, bà Then phải sai quân đi lấy gỗ mộc hương trải lại cầu, sửa lại chỗ mục nát, rồi hát trích đoạn bắc cầu hoa, như sau:

Thúc cẩu nhẳm hữu nét

Đéc lồng hẩu phiêng

Hướng đông vương lửa nam kế thế

Hướng tây đảy mát mẻ bình an

Hướng nam vương gia sau cung các

Hướng bắc đảy ngũ phúc tam đa.

(Tạm dịch là: Đầu cầu nện cho chặt - Mặt đất nện cho in - Hướng đông vượng cầu nam kế thế - Hướng tây được mát mẻ bình an - Hướng nam vương gia san cung các - Hướng bắc hướng ngũ phúc tam đa).

Cũng có thể hoa không về được là do chó ngao, chó xốm đón đường chặn hoa. Cần phải có lễ chém đầu con chó ngao, chó xốm này hoa mới trở về được. Khi tiến hành buổi lễ cầu tự, gia đình phải chuẩn bị một bàn hương án riêng cho Then. Bàn hương án gồm nhiều thứ tùy theo yêu cầu của từng Then, nhưng nhìn chung đều không thể thiếu một số thứ, gồm 3 bát gạo có cắm hương, 1 bát gạo có đặt quả trứng gà, 1 chiếc gương nhỏ, 1 bát nước có lá bưởi, thủ lợn, gà luộc, thuốc lá, vài gói bánh kẹo và không thể thiếu cây hoa “co bjoóc” được cắm trong một bát gạo. Cây “co bjoóc” thực ra là hình những con chim phượng được cắt bằng giấy, gắn lên một thanh tre sao cho khi gắn lên chúng xòe ra tạo thành hình tròn. Bên dưới đóa hoa là hình một con người cũng được cắt bằng giấy. Trích đoạn bà Mẫu Quốc chia hoa với nội dung:

Tạ bà Nguyệt chỉ se giao hội

Păn bjoóc lồng hạ giới rương gian…

Bjoóc mà hay thúm khảu chang vầu

Bấu hẩu tốc tềnh khau tềnh kéo

Bjoóc rầu phông bầu héo gọi au

Hoa rầu ngòi phông sẩu gỏi chắp

Mẻ ơi! Bấu đảy siết bjoóc đây…

Bjoóc mẻ tế vần ăn khót mác

Phua mìa lẹo bức đát nhân duyên.

(Tạm dịch là: Tạ bà Nguyệt chỉ se giao hội - Chia hoa về hạ giới nhân gian… Hoa mẹ chia gói ghém mang về - Giữa đường đừng để hoa rơi rụng - Hoa nào không héo hãy chuyển giao - Hoa nào sắc còn tươi mới đậu - Mẹ ơi! Không được tiếc hoa đẹp… Ước hẹn đến xuân qua kết trái - Vợ chồng chịu ơn xin bái tạ).

Khi hành lễ, Then đem rất nhiều hoa vàng, hoa bạc (hoa giấy nhiều màu) để lên trên một cái quạt, sau khi hát hết đoạn trên thì quét hoặc quạt lên áo gia chủ cho hoa bám dính vào áo đó coi như bà Mẫu Quốc đã cho hoa. Gia chủ sẽ đem áo ấy gấp lại để vào trong rương. Ngoài ra, “co bjoóc” tượng trưng cho hoa xin được từ bà Mẫu Quốc sẽ được bà Then trao cho gia chủ. Bát hương có cắm hoa giấy được gia chủ cất vào trong buồng của hai vợ chồng ở nơi trang trọng nhất.

Đến đây lễ cầu tự gần như là kết thúc. Gia chủ sẽ chuẩn bị cơm nước mời Then và những người tới tham dự lễ. Một điều mà Then rất chú trọng là giờ rời nhà gia chủ, Then phải xem giờ trước và rời nhà đúng vào giờ đã chọn, không thể sớm hoặc muộn hơn. Nếu còn sớm, Then có thể xem bói giúp cho những người tới dự lễ. Khi Then ra về, tùy vào tấm lòng của gia chủ nhưng phải tương xứng với công sức mà Then đã bỏ ra tiến hành lễ. Theo phong tục khi tiến hành xong lễ, gia chủ phải chuẩn bị một nửa con gà, một nửa con vịt, một miếng thịt đã luộc chín, gạo, một nửa thủ lợn, một con vịt sống, một con gà nhỏ còn sống gọi là “cáy mạ”.

Không biết lễ cầu tự có thực sự linh nghiệm hay không, nhưng người dân quê tôi vẫn tìm đến giải tỏa những khao khát bình thường. Khi niềm tin được tạo lập, con người mạnh khỏe, vui khỏe hơn đã là một điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Nguồn: baocaobang.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Những tấm dệt đan sắc núi rừng

Giữa sắc thẫm của đại ngàn Trường Sơn, đây đó nổi lên màu trắng của những dải mây vành khăn ở lưng chừng núi, màu đỏ của hoa gạo, hoa chuối, màu xanh của cây cỏ, màu vàng của lá úa rơi rụng, hay màu tím của hoàng hôn, màu của những tia nắng tán sắc cuối chân trời khi chiều muộn… Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mà người Tà Ôi ở không gian sống của chính tộc người mình

Những điều cần biết về tục thờ Linga và Yoni của người Chăm

Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực sông Ấn, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.

Các phong tục cần biết khi đến các làng bản của người dân tộc

Đồng bào các dân tộc Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung rất hiếu khách, nhưng khi du khách đến thăm làng, bản nên chú ý những điều kiêng kỵ và cần biết một vài phong tục, tập quán sinh hoạt để tiện ứng xử và giao tiếp.

Nhuộm răng đen - Phong tục lâu đời của người Việt

Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây vốn là phong tục cổ truyền không chỉ của cư dân người Việt mà còn tồn tại ở cộng đồng các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Lự, Si La,…Trong cộng đồng người Việt, tục nhuộm răng đen chủ yếu chỉ phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam không thấy dấu vết của phong tục này.

Thala – nét đẹp văn hóa cộng đồng của người Khmer

Trên đường vào các phum, sóc của đồng bào Khmer Nam Bộ, đi khoảng một vài cây số, ta dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà từ vài mét đến vài chục mét vuông, nép dưới bóng chùa hay bóng cây. Đó là các điểm dừng, nghỉ cho khách đi đường, do bà con dân tộc Khmer xây dựng. Tiếng Khmer gọi đó là các “Thala” (Schla).

Nghề làm cốm dẹp truyền thống của người Khmer (Sóc Trăng)

Cốm dẹp là một món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng Sóc Trăng, không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng của địa phương mà còn gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Món ăn này không chỉ được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày mà còn là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng, đặc biệt là Lễ cúng Trăng - một sự kiện tôn giáo quan trọng của người Khmer.
Top