banner 728x90

Hàng ngàn du khách, phật tử đến núi Bà Đen dâng hoa đăng mừng lễ Phật đản

20/05/2024 Lượt xem: 2584

Tháng 5, núi Bà Đen - Tây Ninh đang là miền đất hành hương được nhiều Phật tử và du khách tại Nam bộ tìm đến, bởi những trải nghiệm thiêng liêng trong mùa Phật Đản.

Toàn cảnh núi Bà Đen thắp sáng trong đêm

Diễn ra vào tháng 4 âm lịch hằng năm, Đại lễ Phật Đản là sự kiện trọng đại nhất với Phật tử trên khắp thế giới nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên

Năm 2024, Phật lịch 2568, lễ Phật Đản được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 22/5 (nhằm ngày 1 đến 15/4 âm lịch) tại các chùa và các cơ sở tự viện trên cả nước.

Tại núi Bà Đen, Tây Ninh, chương trình đại lễ kính mừng Phật Đản diễn ra vào ngày 18/5 (nhằm 11/4 âm lịch) với các nghi thức trang trọng, thiêng liêng. Đây là dịp để các Phật tử tìm về ngọn núi biểu tượng trong đời sống tâm linh của người Nam bộ để tưởng nhớ và tri ân đức Phật - người đã mang lại ánh sáng giác ngộ cho nhân loại.

Đại lễ dâng đăng kính mừng Phật đản

Đặc biệt, trên đỉnh núi Bà Đen, đại lễ dâng đăng kính mừng ngày Đức Phật đản sinh được tổ chức vào tối ngày 18/5, với hàng ngàn ngọn đăng do Phật tử và du khách viết lời nguyện ước sẽ được thắp sáng trên quảng trường rộng lớn dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn và dưới chân đại tượng Bồ Tát Di Lặc . Trong không gian huyền ảo, các ngọn đăng được thắp sáng thả trôi trên dòng nước, là lời nguyện ước bình an, hạnh phúc dâng lên đức Phật.

Ngoài nghi thức dâng đăng, chương trình nghệ thuật đặc sắc cũng được tổ chức trên đỉnh núi với sự hòa quyện hấp dẫn giữa những điệu múa truyền thống và những giai điệu du dương gợi nhắc về ngày Đức Phật Đản sinh và công đức của Ngài. Mùa Phật Đản cũng là mùa để rất nhiều Phật tử và du khách đến núi Bà Đen khám phá thế giới Phật giáo độc đáo chỉ có trên đỉnh núi cao bậc nhất Nam bộ.

Dưới chân Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao bậc nhất châu Á trên đỉnh núi là không gian triển lãm Phật giáo có tổng diện tích lên tới 4.410 m². Triển lãm sẽ đưa du khách theo dấu chân đức Phật đến với thế giới Phật giáo nhiệm màu và khám phá bản ngã của chính mình.

Tại đây, du khách được tham quan những cổ vật trong kiến trúc Phật giáo bằng gỗ, đá có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII và 38 phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo kinh điển, trong đó có nhiều pho tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu và khám phá vũ trụ trong quan niệm của Phật giáo thông qua công nghệ chiếu phim 3D mapping với các thiết bị trình chiếu, âm thanh hiện đại hàng đầu thế giới.

Dịp này, du khách lên đỉnh núi Bà Đen sẽ được chiêm ngưỡng cây bồ đề vàng khổng lồ trong Triển lãm Cây bồ đề Cát Tường "SRI-MAHA BODHI" do Công ty CP Mai Vàng Rồng Việt phối hợp cùng KDL Sun World Ba Den Mountain tổ chức từ ngày 30/4/2024 đến hết ngày 2/9/2024. Cây bồ đề cao 3,6m, mạ vàng 24K, được Sách Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận "Cây bồ đề Đại Cát Tường bằng đồng mạ vàng 24K lớn bậc nhất Việt Nam".

Cây bồ đề vàng đặt trang trọng tại quảng trường Tây Bổ Đà Sơn.

Đặc biệt, một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa khi đến với núi Bà Đen vào mùa Phật Đản là chiêm bái, đảnh lễ trước xá lợi Đức Phật Thích Ca do Liên đoàn Phật giáo thế giới tại Bồ đề đạo tràng Ấn Độ trao tặng Việt Nam vào năm 2014. Với các Phật tử, được chiêm bái ngọc xá lợi của Đức Phật là một phép nhiệm màu, cũng giống như được thấy Đức Phật vẫn đang hiện diện giữa thế giới này, với lòng từ bi hỷ xả, phổ độ chúng sinh.

Hệ thống chùa Bà gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu

Là một trong số các đỉnh núi thiêng nhất Việt Nam, núi Bà Đen với hệ thống Chùa Bà 300 năm tuổi cùng các công trình Phật giáo kỳ vĩ trên đỉnh núi được biết đến là miền đất hành hương, nơi gieo thêm những mối duyên lành của Phật pháp, mang đến cơ duyên để Phật tử và du khách thập phương tìm kiếm sự an yên và niềm hạnh phúc viên mãn.

 

Tags:

Bài viết khác

Chùa không sư trong lòng núi lửa cổ: Bí ẩn linh thiêng ở Lý Sơn

Cùng với hang Câu, đỉnh Thới Lới, cổng Tò Vò, đảo Bé, chùa Hang là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi tới du lịch Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Chùa Vồm và pho tượng Phật “độc nhất vô nhị”

Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6m “độc nhất vô nhị”.

Ấn tượng với quần thể Thiền tự Trúc Lâm, nơi thờ cả tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Nán (hay còn gọi là Thiền tự Trúc Lâm) thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù. Nơi đây ngoài thờ Phật còn thờ cả các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.

Gieo điều tử tế, gặt phúc an yên

Có những người sinh ra đã gặp phúc. Còn có những người… phải học cách gieo phúc từng ngày.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình về miền tâm linh giữa trời biển Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu đã được ví như viên ngọc quý của miền Đông Nam Bộ – nơi giao hòa kỳ diệu giữa biển cả bao la và những hành trình tâm linh đầy trầm mặc, cổ kính. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây được mệnh danh là “vùng đất của Phật và trời biển”.

Những bức tượng phật khổng lồ ấn tượng thế giới trong ngôi chùa ở Tiền Giang

Tượng Phật Di Lặc bằng bê tông cốt thép cao 20m tại chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang) được tạp chí Wanderlust của Anh bình chọn lọt top những tượng phật có kích thước khổng lồ ấn tượng thế giới hồi tháng 3 năm nay.

Sự giống và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại cùng với chiều dài lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo xuất hiện ngay từ khi con người còn ở chốn hoang sơ, là một nhu cầu của tín đồ và những người theo tôn giáo. Còn tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa có tượng Phật cao nhất Đông Nam Á ở Quảng Ngãi

Toạ lạc tại đỉnh núi Thiên Mã, chùa Minh Đức hiện đang xây dựng tượng Phật Quan âm có chiều cao 125m. Đây được xem là tượng Phật cao nhất Đông Nam Á với những điều độc đáo và vẻ đẹp khác lạ, kỳ vọng sẽ trở thành khu văn hoá tâm linh hấp dẫn, thu hút nhiều du khách.
Top