banner 728x90

Chùa Gò Kén Tây Ninh - Ngôi chùa cổ linh thiêng hàng trăm năm tuổi

23/04/2024 Lượt xem: 2480

Nếu so với Sài Gòn một thành phố trẻ sôi nổi và náo nhiệt, Hà Nội nghìn năm văn hiến, thì Tây Ninh là vùng đất giáp biên giới Campuchia, được biết đến với nhiều công trình tôn giáo nổi tiếng.

Ở Tây Ninh, núi Bà Đen là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch Tây Ninh, không chỉ có núi Bà, chùa Gò Kén (hay Thiền Lâm) là một ngôi chùa cổ tự có tuổi đời hơn trăm năm ở vùng đất Tây Ninh nắng gió. Đây còn là điểm du lịch tâm linh cho những ai muốn tìm hiểu những công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo, cảm nhận tiếng nói của văn hóa tín ngưỡng đối với đời sống và con người nơi đây.

Chùa Gò Kén tọa lạc tại phường Long Thành Trung, Thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 6km, trên quốc lộ 22B, di chuyển từ hướng Tây Ninh – Sài Gòn, nhìn phía bên phải sẽ thấy một cái cổng lớn ghi tên chùa bằng chữ Hán, rẽ vào bên trong cổng chào, đi một đoạn ngắn khoảng 250m sẽ đến chùa.

Phía trước cổng chùa

Ngôi chùa này được xây dựng trên nền đất có diện tích gần 6.000m2, được bao bọc xung quanh bởi những cánh đồng lúa mênh mông rộng lớn. Là không gian mang đến bình an, một ngôi chùa cổ thanh tịnh sở hữu tượng Phật Quan Thế Âm lớn nhất miền Đông Nam Bộ. Chùa Gò Kén Tây Ninh là điểm dừng chân của rất nhiều du khách cũng như phật tử tìm kiếm những góc an yên và thanh tịnh.

 

Chùa Gò Kén đặc biệt nổi tiếng với nhiều bức tượng phật khổng lồ được nhiều du khách thăm viếng. Điểm nhấn nổi bật là bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ngự long cao hơn 30m nằm giữa hồ sen, cũng chính là bức tượng Phật Quan Âm cao nhất miền Đông Nam Bộ.

Thiền Lâm cổ tự này được hòa thượng Thích Trí Lượng - Trụ trì chùa Gò Kén khởi công xây dựng. Lúc bấy giờ, chùa được dựng bởi những vật liệu thô sơ như tre và nứa. 

Được dựng nên từ khu đất có địa hình khá cao so với khu vực, quanh chùa mọc nhiều những dây kén. Loài thực vật dây leo, quả có vị chua ngọt khi chín đỏ là đặc trưng của vùng thuở xưa. Theo thời gian loài cây này dần mất đi, nhưng tên gọi quen thuộc chùa Gò Kén vẫn tồn tại với người dân địa phương mỗi khi nhắc đến cổ tự.

Tồn tại lâu đời nhất trên vùng đất giáp biên giới Việt Nam, chùa Gò Kén là ngôi chùa cổ có quần thể kiến trúc chùa là sự kết hợp hai nền văn hóa Đông và Tây, giữa cổ kính và hiện đại.

Kiến trúc độc đáo kết hợp giữa cổ kính và hiện đại

Tổng thể các mái nhà của chùa đều được lợp ngói móc, nền nhà xây dựng vững chãi, tường dùng vữa trát, cửa chính với hình mái vòm, hai đầu hồi đều có kiến trúc mở. Phía bên trong chùa sẽ gồm 2 hàng cột nhà chạy dài, hệ thống cột này sẽ chia làm 3 gian. Cửa ra vào chính điện của chùa được lắp song gỗ vuông mang đậm nét kiến trúc chùa chiền ngày xưa.

Bên cạnh đó, cổ tự là không gian lưu giữ nhiều công trình có giá trị tôn giáo như: tượng Phật nhập Niết bàn dài 25m, tượng Thích Ca Mâu Ni thiền dưới tán bồ đề, Bảo Tháp Xá Lợi cao 9 tầng, vườn mô phỏng Lâm Tỳ Ni, điện thờ Phật Di Lặc, vòng xoay kinh luân,...

Tượng Phật nhập Niết bàn dài 25m

 

Tượng Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề phía trước sân chùa 

 

Bảo Tháp Xá Lợi cao 9 tầng

 

Vòng xoay kinh luân

Ngoài bề dày lịch sử và kiến trúc đẹp mắt, hàng năm vào các ngày lễ lớn, ở chùa Gò Kén diễn ra khá nhiều hoạt động xã hội thu hút đông đảo Phật tử, người dân bản địa, khách du lịch trên cả nước tới chiêm bái. 

Vào dịp Rằm tháng 7, ở chùa Gò Kén sẽ diễn ra lễ hội thả hoa đăng, nhiều người dân và khách du lịch đã ghé thăm chùa để cầu nguyện, cầu phúc cho một năm may mắn, mưa thuận gió hòa.

Đồng thời, chùa Gò Kén còn tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các khóa tu mùa hè, quyên góp xây nhà cho những người có hoàn cảnh khó khăn, xây trường học, ủng hộ người nghèo khó, tổ chức phát thuốc và khám bệnh miễn phí cho người dân bản địa.  

Gia Hân

 

Tags:

Bài viết khác

Chùa Bồng Lai (An Giang): Nơi giao thoa giữa hai dòng tín ngưỡng

An Giang, vùng đất miền Tây sông nước, không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên trù phú, những di tích lịch sử – văn hóa đặc sắc mà còn là nơi hội tụ của nhiều ngôi chùa linh thiêng, cổ kính. Trong số đó, chùa Bồng Lai, hay còn được biết đến với cái tên chùa Bà Bài, tọa lạc bên bờ kênh Vĩnh Tế hiền hòa, là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, lịch sử lâu đời và những câu chuyện huyền bí.

Thánh đường Hồi giáo Mubarak - An Giang: Kiến trúc đặc thù của đồng bào Chăm

Thánh đường Mubarak (xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân và là một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào Chăm nằm bên bờ sông Hậu, là địa điểm hấp dẫn du khách đến thăm quan.

Sắc màu văn hóa Chăm Pa

Chạy dài ven biển miền Trung với thế “phụ sam diện hải” (tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra phía Biển Đông bao la) đây chính là vùng đất thấm đẫm sắc màu văn hóa Chăm Pa huyền thoại.

Vẻ đẹp và sức hấp dẫn trên đỉnh núi Bà Đen: sáng săn mây, chiều dâng đăng, tối xem nhạc nước

Núi Bà Đen không chỉ là điểm đến hành hương với hệ thống chùa Bà hàng trăm năm tuổi và các công trình tâm linh kỳ vĩ trên đỉnh núi. Tại đây còn rất nhiều trải nghiệm độc đáo mà nếu chưa từng thử, bạn sẽ không thấy được hết vẻ đẹp và sức hấp dẫn của ngọn núi cao nhất Nam bộ.

Khám phá thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ tại Hòn Đỏ, Ninh Thuận

Hòn Đỏ là điểm đến nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, được ví như “chốn thần tiên” tại vùng đất Ninh Thuận đầy nắng và gió. Nơi đây đặc trưng với những bãi san hô hóa thạch có niên đại hàng triệu năm, mang nhiều giá trị lịch sử vô giá.
Top