banner 728x90

Thánh đường Hồi giáo Mubarak - An Giang: Kiến trúc đặc thù của đồng bào Chăm

08/06/2024 Lượt xem: 2375

Thánh đường Mubarak (xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân và là một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào Chăm nằm bên bờ sông Hậu, là địa điểm hấp dẫn du khách đến thăm quan.

Thánh đường Mubarak - Điểm đến ấn tượng của An Giang

Người Chăm ở An Giang theo đạo Hồi, thờ thánh Ala nên xung quanh khu vực sinh sống thường có thánh đường. Mubarak là một trong những thánh đường đẹp nhất ở An Giang, được xây dựng từ năm 1750 bằng gỗ lợp lá. Đến nay, thánh đường này đã trải qua 5 lần trùng tu, sửa chữa. Lần xây dựng gần nhất vào năm 1965, theo phong cách kiến trúc thánh đường ở các nước Trung Đông, do kiến trúc sư người Ấn Độ Mohamed Amin thiết kế.

Cổng đi vào

Nhìn từ xa, thánh đường Mubarak giống như các đền thờ cổ Ba Tư, Ấn Độ. Từ ngoài nhìn vào là cổng chính hình vòng cung hoành tráng, tiếp đó là khoảng sân rộng rồi đến tòa thánh đường chính.

Trên nóc, phía trước có tháp lớn 2 tầng, nóc tháp hình bầu dục. Trong tháp là biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Bốn góc có bốn tháp nhỏ, giữa có hai tháp bầu tròn. Các vòm cửa chính có hình vòng cung nhọn đầu. Hai bên hông có 12 vòm hình vòng cung bọc quanh hành lang. Bên trong thánh đường không có tượng hay hình ảnh như các nhà thờ Thiên chúa giáo.

Không gian bên trong thánh đường

Hằng năm, tại thánh đường Mubarak diễn ra nhiều hoạt động đáng chú ý như: Lễ Maulid kỷ niệm ngày sinh của giáo chủ Nabi Muhammad - người khai sáng đạo Hồi vào ngày 12 tháng 3 (Hồi lịch); lễ Roja Haji - lễ hành hương đến thánh địa Mecca vào ngày 10 tháng 12 (Hồi lịch); Tết của người Chăm vào ngày 1 tháng 10 (Hồi lịch) nối liền với lễ Ramadan, còn gọi là tháng ăn chay, kéo dài từ ngày 1 đến 30 tháng 9 (Hồi lịch). Trong những dịp lễ này, đông đảo người Chăm tề tựu về thánh đường Mubarak để hành lễ theo nghi thức của đạo Hồi.

Hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao tượng trưng cho đạo Hồi giáo

Là địa điểm du lịch nổi tiếng, thánh đường Mubarak sẽ khiến cho du khách nhớ mãi khi đặt chân đến nơi đây. Du khách có thể kết hợp thăm làng Chăm Châu Giang với hơn 500 hộ sinh sống trong những ngôi nhà sàn gỗ bên vườn cây ăn trái, ngắm nhìn những cô gái Chăm xinh đẹp, khéo léo dệt những tấm vải thổ cẩm rực rỡ sắc màu bên khung cửi và tìm hiểu nét văn hóa truyền thống của người Chăm.

Phụng Nguyễn

 

Tags:

Bài viết khác

Sắc màu văn hóa Chăm Pa

Chạy dài ven biển miền Trung với thế “phụ sam diện hải” (tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra phía Biển Đông bao la) đây chính là vùng đất thấm đẫm sắc màu văn hóa Chăm Pa huyền thoại.

Vẻ đẹp và sức hấp dẫn trên đỉnh núi Bà Đen: sáng săn mây, chiều dâng đăng, tối xem nhạc nước

Núi Bà Đen không chỉ là điểm đến hành hương với hệ thống chùa Bà hàng trăm năm tuổi và các công trình tâm linh kỳ vĩ trên đỉnh núi. Tại đây còn rất nhiều trải nghiệm độc đáo mà nếu chưa từng thử, bạn sẽ không thấy được hết vẻ đẹp và sức hấp dẫn của ngọn núi cao nhất Nam bộ.

Chùa Gò Kén Tây Ninh - Ngôi chùa cổ linh thiêng hàng trăm năm tuổi

Nếu so với Sài Gòn một thành phố trẻ sôi nổi và náo nhiệt, Hà Nội nghìn năm văn hiến, thì Tây Ninh là vùng đất giáp biên giới Campuchia, được biết đến với nhiều công trình tôn giáo nổi tiếng.

Khám phá thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ tại Hòn Đỏ, Ninh Thuận

Hòn Đỏ là điểm đến nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, được ví như “chốn thần tiên” tại vùng đất Ninh Thuận đầy nắng và gió. Nơi đây đặc trưng với những bãi san hô hóa thạch có niên đại hàng triệu năm, mang nhiều giá trị lịch sử vô giá.
Top