banner 728x90

BR-VT: Khai mạc khóa tu mùa hè năm 2024 với chủ đề “Con về bên Phật”

06/07/2024 Lượt xem: 2493

Khóa tu mùa hè năm 2024 với hơn 600 tu sinh tham gia, tại chùa Như Ý

Ngày 2-7, tại chùa Như Ý (xã Bàu Chinh, H.Châu Đức) diễn ra khai mạc khóa tu mùa hè năm 2024 có chủ đề: “Con về bên Phật” do Ban Hoằng Pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử và Ban Thông tin - Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng tổ chức với hơn 600 tu sinh.

Chư tôn đức chứng minh, tham dự lễ khai mạc khóa tu Con về bên Phật

Chứng minh có Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Thường trực Ban Trị sự tỉnh; Thượng tọa Thích Thiện Thuận, Phó ban, Chánh Thư ký kiêm Trưởng ban Hoằng pháp tỉnh; Thượng tọa Quách Thành Satha, Phó ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư, Phó ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh; Thượng tọa Thích Trí Định, Phó Thư ký kiêm Trưởng ban Thông tin - Truyền thông tỉnh; Thượng tọa Thích Chiếu Hiền, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Tổ chức khóa tu, cùng chư Tăng Ni các ban chuyên môn.

Thượng tọa Thích Chiếu Hiền, Trưởng ban Tổ chức phát biểu khai mạc nhấn mạnh tuổi trẻ hôm nay chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển của đất nước, là những người chủ tương lai, do đó cần được chăm sóc, bồi dưỡng và tạo môi trường tốt để phát triển.

Thượng tọa Thích Chiếu Hiền, Trưởng ban Tổ chức phát biểu khai mạc

Thay mặt Ban Tổ chức, Thượng tọa Thích Hạnh Danh, Phó ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Điều phối khóa tu đọc nội quy khóa tu. Đại diện hơn 600 tu sinh dâng lên lời phát nguyện, con xin quay về nương tựa nơi Tam bảo, đoàn kết tu tập trong những ngày sắp tới.

Được biết, khóa tu diễn ra trong 4 ngày từ 1- 4-7-2024, tạo sân chơi cho hơn 600 em thanh thiếu niên Phật tử, diễn ra tại chùa Như Ý, với nhiều hoạt động tu tập và ngoại khóa bổ ích.

Hơn 600 tu sinh tham gia khóa tu mùa hè "Con về bên Phật"

Đạo từ, Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa tán thán khóa tu với chủ đề “Con về bên Phật” do ba ban chuyên môn trực thuộc GHPGVN tỉnh: Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng pháp và Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN tỉnh phối hợp tổ chức.

Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa đạo từ tại lễ khai mạc khóa tu

Thượng tọa nhắn nhủ đến tu sinh đây là cơ hội để các em vui chơi, thư giãn, có những trải nghiệm ý nghĩa, từ đó giúp cho các em có thái độ sống đúng đắn, lạc quan, tích cực, biết tôn trọng, yêu thương mọi người, là nền tảng của cuộc sống hạnh phúc, an lạc.

Thay mặt Ban Tổ chức, Thượng tọa Thích Giác Phương, Phó ban Hướng dẫn Phật tử phát biểu cảm tạ, khép lại lễ khai mạc.

Ban TT-TT Phật giáo BR-VT

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.

“Nước” trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Vẻ đẹp thanh tịnh của 5 ngôi chùa cổ linh thiêng ở Hà Nam

Hà Nam là tỉnh nổi tiếng với những ngôi chùa cổ linh thiêng, vẻ đẹp thanh tịnh thu hút rất đông du khách hành hương.

Phong tục “Tò pang” - nét đẹp gắn kết cộng đồng của người Tày, Nùng

Người Tày, Nùng có nhiều phong tục gắn kết cộng đồng tốt đẹp được duy trì từ bao đời nay. Trong đó, phong tục “Tò pang” đến nay vẫn được lưu giữ, trở thành nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Về chùa Phật tích (Bắc Ninh), chiêm ngưỡng 10 linh thú bằng đá

Tượng 10 linh thú là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh được công nhận bảo vật quốc gia đợt 6, năm 2017. Các nhà nghiên cứu nhận định, bảo vật này có giá trị đặc biệt, gắn liền với lịch sử thời Lý (thế kỷ 11), cùng thời điểm xây dựng chùa Phật Tích.

Môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống

Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội, phần lớn đều diễn ra vào những ngày đầu xuân mới. Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tình trạng tại nhiều lễ hội không ít những hiện tượng tiêu cực, những biến tướng, tình trạng thương mại hóa đang diễn ra. Năm nay, xuân Ất Tỵ là mùa lễ hội thứ hai cả nước thực hiện Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống và đây được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ nhằm giúp xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội.
Top