banner 728x90

33 bảo vật quốc gia được công nhận

03/01/2025 Lượt xem: 2634

Thủ tướng vừa công nhận 33 bảo vật quốc gia năm 2024, trong đó có ấn Hoàng đế chi bảo thời Minh Mạng, đàn đá Đăk Sơn, bộ tượng Tam tổ Trúc lâm.

Theo quyết định của Thủ tướng ngày 31/12, một trong những bảo vật được công nhận đợt này là ấn Hoàng đế chi bảo thời Minh Mạng 1823 đang lưu giữ tại bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh. Ấn do ông Nguyễn Thế Hồng, người sở hữu bảo tàng, chi 6,1 triệu euro (hơn 153 tỷ đồng) mua từ phía Pháp, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam.

Hà Nội có nhiều bảo vật quốc gia nhất được công nhận đợt này, gồm trống đồng Đông Sơn (trong bộ sưu tập Kính Hoa) thế kỷ 3-2 trước Công nguyên của nhà sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính; đôi rồng đá thành bậc đình Trích Sài, thế kỷ 15, ở phường Bưởi, quận Tây Hồ; đôi tượng nghê đồng thế kỷ 17 tại Bảo tàng Hà Nội; ba chiếc ôtô phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội có ba bảo vật, gồm đầu phượng thời Lý, thế kỷ 11-12; bình ngự dụng thời Lê sơ, thế kỷ 15; sưu tập gốm sứ Trường Lạc thời Lê sơ thế kỷ 15-16.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia có hai bảo vật là bia chùa Linh Xứng đời vua Lý Nhân Tông 1126; mộc bài Đa Bối niên hiệu Thiệu Long thứ 12, năm 1269.

Ấn của vua Minh Mạng. Ảnh: Millon

Quảng Nam có bốn hiện vật được công nhận, gồm trống đồng Đông Sơn thế kỷ 3-2 trước Công nguyên và thạp đồng Đông Sơn thế kỷ 3-1 trước Công nguyên, thuộc sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long; trang sức vàng Lai Nghi và hạt mã não hình thú Lai Nghi, thế kỷ 3 trước Công nguyên đến giữa thế kỷ 1.

Huế có bốn bảo vật, gồm phù điêu thời Minh Mạng, năm 1829; cặp tượng rồng thời Thiệu Trị năm 1842; ngai hoàng đế Duy Tân đầu thế kỷ 20; chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng năm 1822.

Hà Nam có ba bảo vật là khánh đá chùa Điều đời vua Lê Hy Tông năm 1692; trống đồng Vũ Bản thuộc văn hóa Đông Sơn thế kỷ 3-2 trước Công nguyên; tượng Kim Cương chùa Đọi Sơn thời Lý.

Đà Nẵng có ba bảo vật gồm phù điêu Shiva múa Phong Lệ thế kỷ 10; phù điêu Uma Chánh Lộ thế kỷ 11; tượng rồng Tháp Mẫm thế kỷ 12-13.

Hai bảo vật tại An Giang là đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc thế kỷ 1-3; mộ vò Gò Cây Trâm thế kỷ 4-5.

Ngoài ra, còn nhiều hiện vật được công nhận như đàn đá Đăk Sơn niên đại 3.500-3.000 năm tại Đăk Nông; chõ gốm văn hóa Đông Sơn tại TP HCM; tượng đồng tê tê Long Giao thế kỷ 1-2 tại Đồng Nai; tượng Avalokitesvara Bắc Bình thế kỷ 8-9 tại Bình Thuận; phù điêu Kala Núi Bà thế kỷ 14 tại Phú Yên; bộ tượng Tam tổ Trúc Lâm thế kỷ 19 tại Bắc Giang; bộ kim phẩm đền Nghè đầu thế kỷ 20 tại Hải Phòng.

Sau đợt này, Việt Nam có tổng số 270 bảo vật quốc gia được công nhận.

Theo vnexpress.net

 

 

Tags:

Bài viết khác

Chùa không sư trong lòng núi lửa cổ: Bí ẩn linh thiêng ở Lý Sơn

Cùng với hang Câu, đỉnh Thới Lới, cổng Tò Vò, đảo Bé, chùa Hang là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi tới du lịch Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Chùa Vồm và pho tượng Phật “độc nhất vô nhị”

Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6m “độc nhất vô nhị”.

Ấn tượng với quần thể Thiền tự Trúc Lâm, nơi thờ cả tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Nán (hay còn gọi là Thiền tự Trúc Lâm) thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù. Nơi đây ngoài thờ Phật còn thờ cả các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.

Gieo điều tử tế, gặt phúc an yên

Có những người sinh ra đã gặp phúc. Còn có những người… phải học cách gieo phúc từng ngày.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình về miền tâm linh giữa trời biển Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu đã được ví như viên ngọc quý của miền Đông Nam Bộ – nơi giao hòa kỳ diệu giữa biển cả bao la và những hành trình tâm linh đầy trầm mặc, cổ kính. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây được mệnh danh là “vùng đất của Phật và trời biển”.

Những bức tượng phật khổng lồ ấn tượng thế giới trong ngôi chùa ở Tiền Giang

Tượng Phật Di Lặc bằng bê tông cốt thép cao 20m tại chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang) được tạp chí Wanderlust của Anh bình chọn lọt top những tượng phật có kích thước khổng lồ ấn tượng thế giới hồi tháng 3 năm nay.

Sự giống và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại cùng với chiều dài lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo xuất hiện ngay từ khi con người còn ở chốn hoang sơ, là một nhu cầu của tín đồ và những người theo tôn giáo. Còn tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa có tượng Phật cao nhất Đông Nam Á ở Quảng Ngãi

Toạ lạc tại đỉnh núi Thiên Mã, chùa Minh Đức hiện đang xây dựng tượng Phật Quan âm có chiều cao 125m. Đây được xem là tượng Phật cao nhất Đông Nam Á với những điều độc đáo và vẻ đẹp khác lạ, kỳ vọng sẽ trở thành khu văn hoá tâm linh hấp dẫn, thu hút nhiều du khách.
Top