banner 728x90

Phong tục về lễ chạm ngõ và lễ xin dâu

07/07/2024 Lượt xem: 2593

Lễ chạm ngõ

Sau khi hai bên gia đình đã thỏa thuận và đi đến quyết định cưới, gả, nhà trai sẽ hẹn ngày với bên nhà gái để đem lễ vật trầu cau đến xin đính ước.

Theo phong tục thường phải chọn ngày tốt, tức là ngày âm dương bất tương, thì vợ chồng sau này ăn ở mới thuận hòa, để tiến hành lễ chạm ngõ. Trong ngày chạm ngõ, nhà trai sắm một lễ mọn cúng cáo tổ tiên để báo công việc trăm năm của con hay cháu. Sau đó nhà trai sửa một lễ đưa sang nhà gái. Lễ gồm một cơi trầu, têm cánh phượng, cau bổ tư bẻ cánh tiên. Nhà khá giả đưa cả buồng cau, mười mớ trầu, mứt sen, trà lạng đựng trong các quả sơn son thếp vàng. Có nơi ngoài cau trầu, trà rượu, mứt sen, nhà trai còn biếu bánh khảo thường ỉà bánh xu xê, bánh cốm…) và các loại bánh khác được ưa chuộng. Có thể lễ vật tuy ít, nhưng cốt ở tấm lòng thanh của nhà trai.

Đoạn người đi chạm ngõ gồm bà mối, bà mẹ, bà dì, bà cô của chú rể. Các cô gái chưa chồng trong họ tộc (nay thường là nam giới chưa vợ), đội các mâm quả hoặc bưng khay trầu đi trước, sau đó mới đến nam hoặc nữ thanh niên trong đó có chú rể.

Lễ được chia làm 2 phần: phần nhiều đặt lên bàn thờ và cha của cô dâu sẽ khấn vái để báo cáo với tổ tiến về ngày mà con hay cháu họ sắp lập gia đình. Phần còn lại đưa vê nhà ông cậu của cô gái, để lễ gia tiên bên ngoại.

Trước khi nhà trai ra về, nhà gái lại quả một phần.

Hiện nay, nhiều gia đình lý do nào đó như: đường xá đi lại từ nhà trai đến nhà gái quá xa, hay không có điều kiện nên người ta không làm riêng lễ chạm ngõ trong một ngày mà ghép vào làm chung vối lễ ăn hỏi.

Theo phong tục xưa, trong lễ chạm ngõ, nhà trai cho nhà gái một tờ hoa tiên, trong đó ghi tên tuổi ngày sinh tháng đẻ của chú rể để nhà gái xem xét và chấp nhận cho việc đính hôn.

Lễ chạm ngõ thực chất là lễ đính hôn, nên từ sau ngày đó nhà trai thường qua lại nhà gái để tỏ tình thân mật và bàn tính chuyện ăn hỏi sắp đến.

Lễ xin dâu

Hai bên gia đình nhà trai và nhà gái đã thông nhất ngày giờ đón dâu từ trước, do vậy trước giờ đón dâu, nhà trai có mấy người mang một cơi trầu, một chai rượu đến xin dâu và báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến đê nhà gái chuẩn bị đón tiếp.

Cơi trầu và chai rượu này được nhà gái đặt lên bàn thờ để làm lễ cáo tổ tiên biết trước, rồi hạ xuống đón khách đi đưa dâu.

Đại diện của nhà trai là mẹ chồng, hoặc cô, thím trong họ để đưa lễ này.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Cần giữ gìn nét đẹp Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Đồng bào dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú với những lễ hội, phong tục, tập quán độc đáo. Trong đó, Lễ cúng sức khỏe là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Lễ cúng sức khỏe không chỉ là dịp để người Ê Đê bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình, cộng đồng tụ họp, thăm hỏi, chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc.

Lễ cúng bản của đồng bào Khơ Mú

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào đầu năm hoặc sau mỗi mùa vụ để cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bản làng yên ổn. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và tổ tiên.

Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh có những nét văn hòa đa dạng, phong phú, vô cùng đặc sắc và có nền ẩm thực độc đáo, chứa đựng mọi tinh hoa của dân tộc.

Rượu gạo – Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam

Rượu gạo Việt Nam hay còn gọi là rượu trắng, là một nét đặc trưng của văn hóa và ẩm thực đất nước, được chưng cất từ nguồn gạo phong phú mà đất đai này ban tặng. Rượu thường được sản xuất tại các xưởng gia đình, rượu gạo không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn là biểu tượng của sự gắn kết và chia sẻ trong cộng đồng.

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Khmer

Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống và mỗi dẫn tộc đều có trang phục truyền thống riêng. Tuy nhiên trang phục dân tộc Khmer có lẽ được xem là nổi bật và cầu kỳ nhất, đặc biệt trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Nam bộ mang nét duyên, nét độc đáo không thể lẫn lộn với bất kỳ một trang phục nào khác.

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh)

Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, Lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.
Top