banner 728x90

Ngôi chùa độc đáo hơn 400 tuổi ở Bình Dương

22/09/2024 Lượt xem: 2623

Chùa Châu Thới là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở tỉnh Bình Dương. Chùa có lối kiến trúc cổ kính, cùng vị trí độc đáo, khi tọa lạc trên ngọn núi Châu Thới. Nơi đây thu hút nhiều Phật tử, du khách đến tham quan vì có thắng cảnh đẹp và sở hữu nhiều hiện vật đặc sắc về Phật giáo.

Chùa Châu Thới tọa lạc trên núi Châu Thới (cao 82m) thuộc phường Bình An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.

Cổng chính đường lên chùa Châu Thới, Bình Dương.

Chùa Châu Thới là một quần thể có nhiều hạng mục công trình kiến trúc đặc sắc về Phật giáo. Trong chùa, hiện đang lưu giữ 55 hiện vật cổ có giá trị, tiêu biểu như 2 bộ tượng cổ Thập bát La Hán và Thập điện Diêm Vương bằng đất nung, tượng Bồ tát Quán thế âm bằng gỗ mít hàng trăm năm tuổi, tượng Bà Chúa Xứ bằng đá xanh, 3 pho tượng Phật bằng đá có niên đại khoảng cuối thế kỷ 18...

Tượng rồng vàng khổng lồ trong thế lưỡng long tranh châu được thiết kế bao quanh sân chùa.

Trên đỉnh mái của chùa có 9 con rồng hướng ra nhiều phía khác nhau, mặt tiền cũng được ghép gốm, sứ với tạo hình tứ linh, thủ quyền, Đức Phật đản sinh.

Điểm nổi bật trong kiến trúc của chùa là sử dụng các mảnh gốm sứ để trang trí, đắp hình tượng rồng theo lối cung đình rất công phu.

Giữa sân chùa có một bức tượng Quan âm Bồ tát ngự trên tòa sen cao tới 22,5m, nặng trên 100 tấn. Đây chính là pho tượng cao nhất của tỉnh Bình Dương hiện nay.

Với vẻ cổ kính, địa thế độc đáo cùng nhiều giá trị văn hóa của mình, chùa Châu Thới đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia vào năm 1989.

Chùa gồm các khu: Ngôi chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Diêu Trì Kim Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu và điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hàng năm, chùa thu hút nhiều khách thập phương đến chiêm bái, tham quan, tìm hiểu. 

Từ chùa Châu Thới phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ thấy thấp thoáng cảnh TP Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hoà, thị xã Thủ Dầu Một và dòng sông Đồng Nai quanh co uốn khúc.

Với vẻ cổ kính, địa thế độc đáo cùng nhiều giá trị văn hóa của mình, chùa Châu Thới đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia vào năm 1989.

Nguồn: Báo Tin tức

 

Tags:

Bài viết khác

Vẻ đẹp siêu thực của tượng phật Quan Âm cao nhất Việt Nam

Bình minh giao mùa, tượng phật Bồ tát Quán Thế Âm cao 125 m nằm trên đỉnh núi Thiên Mã, TP Quảng Ngãi thoắt ẩn, thoắt hiện huyền ảo giữa biển mây tạo nên vẻ đẹp siêu thực hệt như chốn thần tiên.

Những đóng góp của tôn giáo trong bảo vệ môi trường trên thế giới qua giá trị đạo đức, giáo lý và hành động

Tôn giáo và bảo vệ môi trường là hai khái niệm tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế lại có mối quan hệ sâu sắc và lâu dài. Trong hàng nghìn năm qua, các hệ tư tưởng tôn giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức, hành vi và lối sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới, trong đó có những giá trị đạo đức sâu sắc liên quan đến sự bảo vệ thiên nhiên và lòng tôn trọng đối với môi trường, ảnh hưởng đến hành vi của hàng triệu tín đồ.

Ngôi chùa ở Nam Định có bức tượng Phật A Di Đà bằnɡ đá xanh lớn nhất Việt Nam

Chùa Bình A (xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) là điểm đến tâm linh nổi bật với bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Lập hạ là gì? Ý nghĩa tiết lập hạ

Lập hạ là một trong những tiết khí quan trọng trong văn hóa và nông nghiệp của nhiều quốc gia Đông Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiết Lập hạ là tiết khí thứ 7 trong năm và là tiết khí đầu tiên của mùa hè.

Độc đáo di sản văn hóa phi vật thể: Đua thuyền tứ linh trên sông Trà (Quảng Ngãi)

Hàng trăm năm nay, cứ vào đầu tháng giêng âm lịch, người dân xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) lại rộn ràng hội đua thuyền tứ linh ở sông Trà. Đây là ngày hội lớn nhất của người dân xứ này, thể hiện nét tín ngưỡng truyền thống của người dân địa phương và cũng là để tri ân các bậc tiền hiền đã khai khẩn, lập làng, mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân an yên.

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.
Top