banner 728x90

Giáo hội nghiêm cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng trong mọi hình thức

06/06/2024 Lượt xem: 2514

Liên quan những video thuyết giảng, nghi lễ do Đại đức Thích Nhuận Đức trên không gian mạng bị dư luận phản ánh, cho là phản cảm, hôm nay 6-6-2024, Văn phòng II Trung ương GHPGVN đã có thông báo về hình thức kỷ luật đối với vị này.

Đại đức Thích Nhuận Đức nhận lỗi và bày tỏ sám hối trong buổi họp ngày 4-6-2024 tại Văn phòng II Trung ương GHPGVN - Ảnh do VPII cung cấp

Thông tin từ Văn phòng II Trung ương cho Báo Giác Ngộ biết Giáo hội nghiêm cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng trong mọi hình thức.

Đại đức Thích Nhuận Đức phải sám hối chư Tăng và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng thời bị kỷ luật biệt chúng tổ đình Hộ Pháp (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trung ương GHPGVN giao Ban Pháp chế Trung ương, Ban Kiểm soát Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát việc thi hành kỷ luật đối với Đại đức Thích Nhuận Đức trong vòng một năm.

Sau một năm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo về đạo hạnh, việc hành trì oai nghi, giới luật của Đại đức Thích Nhuận Đức.

Đó là những nội dung kết luận theo Thông báo số 223/TB-HĐTS-VP2 do Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II Trung ương GHPGVN vừa ký và thông tin đến Báo Giác Ngộ.

Trước đó, ngày 4-6-2024, lãnh đạo Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; lãnh đạo các Ban Hoằng pháp, Pháp chế, Kiểm soát, Thông tin - Truyền thông và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có buổi làm việc với Đại đức Thích Nhuận Đức, tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM).

Sự việc được xác nhận là trên mạng xã hội trong thời gian qua lưu truyền các video, trong đó có các phát ngôn, nội dung thuyết giảng của Đại đức Thích Nhuận Đức sai với tôn chỉ, giáo lý, giáo luật Phật giáo; đồng thời vi phạm các quy tắc thuyết giảng của Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.

“Các phát ngôn và thuyết giảng này đã làm suy giảm niềm tin của xã hội đối với Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”, Thông báo 223/TB-HĐTS-VP2 nhận định.

Tại buổi làm việc ngày 4-6-2024, sau khi xem xét, đánh giá và chỉ ra các sai phạm, Đại đức Thích Nhuận Đức đã xin sám hối chư Tăng và Giáo hội.

Quang cảnh buổi họp ngày 4-6-2024 tại Văn phòng II Trung ương GHPGVN - Ảnh: VPII cung cấp

Trong Thư sám hối vừa phổ biến trên mạng xã hội chiều nay, 6-6-2024, ký bởi Đại đức Thích Nhuận Đức cho biết vị này đã nhận thức về sai phạm của mình.

“Con được quý ngài chỉ dạy những điểm sai và con đã nhận thức ra được những sai phạm của mình. Con cảm thấy mình có lỗi quá nhiều và làm ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội, ảnh hưởng đến hình ảnh trang nghiêm của chư tôn đức Tăng Ni nói chung.”, Đại đức Thích Nhuận Đức bày tỏ trong Thư sám hối.

Đại đức Thích Nhuận Đức cho biết kể từ 4-6-2024, sẽ xin sửa sai, khắc phục hoàn toàn; “những bài giảng mang tính nhạy cảm con đều gỡ xuống hết trên các nền tảng mạng xã hội của con. Đồng thời, con nguyện sẽ không thuyết giảng trong vòng một năm để thời gian này chuyên lo sám hối.”, vị này hứa.

Liên quan tới hiện tượng này, Báo Giác Ngộ đã nhận rất nhiều phản ánh, ý kiến bày tỏ bức xúc về vấn nạn có những vị giảng sai kinh điển, phản cảm và phát ngôn tùy tiện trên mạng xã hội, dẫn dụ luật nhân theo tư ý gây hoang mang xã hội, dẫn dắt quần chúng tín đồ theo hướng không phù hợp với Chánh pháp và truyền thống Phật giáo Việt Nam cũng như chủ trương của Giáo hội.

Trao đổi với Báo Giác Ngộ ngày 17-5-2024,Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN cho biết Giáo hội sẽ làm việc và chấn chỉnh việc thuyết giảng của Tăng Ni, nhất là trên không gian mạng xã hội.

Diệu Nghiêm/Báo Giác Ngộ

 

Tags:

Bài viết khác

Vẻ đẹp siêu thực của tượng phật Quan Âm cao nhất Việt Nam

Bình minh giao mùa, tượng phật Bồ tát Quán Thế Âm cao 125 m nằm trên đỉnh núi Thiên Mã, TP Quảng Ngãi thoắt ẩn, thoắt hiện huyền ảo giữa biển mây tạo nên vẻ đẹp siêu thực hệt như chốn thần tiên.

Những đóng góp của tôn giáo trong bảo vệ môi trường trên thế giới qua giá trị đạo đức, giáo lý và hành động

Tôn giáo và bảo vệ môi trường là hai khái niệm tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế lại có mối quan hệ sâu sắc và lâu dài. Trong hàng nghìn năm qua, các hệ tư tưởng tôn giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức, hành vi và lối sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới, trong đó có những giá trị đạo đức sâu sắc liên quan đến sự bảo vệ thiên nhiên và lòng tôn trọng đối với môi trường, ảnh hưởng đến hành vi của hàng triệu tín đồ.

Ngôi chùa ở Nam Định có bức tượng Phật A Di Đà bằnɡ đá xanh lớn nhất Việt Nam

Chùa Bình A (xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) là điểm đến tâm linh nổi bật với bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Lập hạ là gì? Ý nghĩa tiết lập hạ

Lập hạ là một trong những tiết khí quan trọng trong văn hóa và nông nghiệp của nhiều quốc gia Đông Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiết Lập hạ là tiết khí thứ 7 trong năm và là tiết khí đầu tiên của mùa hè.

Độc đáo di sản văn hóa phi vật thể: Đua thuyền tứ linh trên sông Trà (Quảng Ngãi)

Hàng trăm năm nay, cứ vào đầu tháng giêng âm lịch, người dân xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) lại rộn ràng hội đua thuyền tứ linh ở sông Trà. Đây là ngày hội lớn nhất của người dân xứ này, thể hiện nét tín ngưỡng truyền thống của người dân địa phương và cũng là để tri ân các bậc tiền hiền đã khai khẩn, lập làng, mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân an yên.

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.
Top