banner 728x90

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh)

02/04/2025 Lượt xem: 2426

Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, Lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.

Tục căng chỉ đỏ là một trong những nghi thức đặc biệt, quan trọng trong lễ cưới của người Dao Thanh Y

Tục căng chỉ đỏ là một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng trong lễ cưới của người Dao Thanh Y. Khi đoàn rước dâu của nhà trai đến trước cửa nhà gái, họ sẽ bị chặn lại bởi một sợi chỉ đỏ hoặc dây đỏ do các thầy cúng nữ (thầy mụ) căng ngang cổng.

Để vượt qua "rào cản" này, nhà trai phải hát giao duyên, trả lời câu đố hoặc thực hiện thử thách do nhà gái đưa ra và nộp lễ vật (tiền hoặc rượu, bánh)...; Sau đó, sợi chỉ đỏ mới được gỡ xuống cho phép họ chính thức vào đón cô dâu.

Tục căng chỉ đỏ được truyền từ đời này sang đời khác, đã trở thành một nét truyền thống không thể thiếu trong Lễ rước dâu. Ông Voòng Phúc Niệp, Người có uy tín thôn Ngàn Phe, xã Đồng Tâm chia sẻ: “Tục căng chỉ đỏ trong Lễ rước dâu của người Dao Thanh Y không chỉ làm cho đám cưới thêm sinh động, mà còn góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống. Thủ tục này mang ý nghĩa ngăn chặn điều xui rủi và thử thách sự chân thành của nhà trai”.

Trong suốt quá trình làm lễ, cô dâu, chú rể phải bịt mặt bằng khăn mặt mới hoặc khăn do cô dâu tự thêu

Một trong những phong tục đặc biệt trong Lễ rước dâu của người Dao Thanh Y, là cô dâu phải khóc khi rời nhà mẹ đẻ. Đây không chỉ là biểu hiện của sự lưu luyến, mà còn thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và quê hương

Theo quan niệm của người Dao Thanh Y, nếu cô dâu không khóc, cuộc sống sau này có thể gặp nhiều trắc trở. Nước mắt của cô dâu không chỉ tượng trưng cho sự bịn rịn, mà còn là cách để bày tỏ lòng biết ơn đối với đấng sinh thành, trước khi bước vào cuộc sống mới.

“Điều này tôi đã được người lớn trong nhà dặn đi dặn lại cho trước ngày tổ chức đám cưới. Nếu không khóc, có thể sau này cuộc sống gia đình sẽ gặp khó khăn, trắc trở. Đây cũng là một cách để tôi thể hiện tình cảm của mình với đáng sinh thành của mình”, cô dâu Tằng Thị Quý trải lòng.

Cô dâu được hỗ trợ sửa soạn trang phục trên đường về nhà chồng

Tùy vào điều kiện địa hình và phong tục từng dòng họ, cô dâu có thể được rước bằng kiệu hoặc đi bộ từ nhà gái về nhà trai. Tại nhà chồng, cô dâu chú rể được dắt đi vòng quanh mâm chỉ có hai bát cơm trắng cùng hai chén rượu để làm thủ tục nhập gia. Mẹ chồng hướng dẫn cô dâu nhóm lửa trong bếp... Kể từ đây, cô dâu chính thức trở thành một thành viên của gia đình mới, sẵn sàng vun vén hạnh phúc.

Khi đoàn đón dâu về đến cổng, nhà trai cho đốt đốm lửa nhỏ để cô dâu, chú rể và đoàn bước qua với ý nghĩa xua đi những điều không tốt

Cô dâu chú rể được dắt đi vòng quanh mâm chỉ có hai bát cơm trắng cùng hai chén rượu để làm thủ tục nhập gia

Lễ rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu, không chỉ đơn thuần là nghi thức cưới hỏi mà còn ẩn chứa tình cảm gia đình sâu sắc, sự gắn kết cộng đồng và lòng tôn kính tổ tiên. Những phong tục độc đáo ấy đã khắc họa bản sắc riêng của người Dao Thanh Y, trở thành di sản văn hóa cần được gìn giữ và phát huy trong thời hiện đại.

Nguồn: Báo Dân tộc và Phát triển

 

Tags:

Bài viết khác

Cần giữ gìn nét đẹp Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Đồng bào dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú với những lễ hội, phong tục, tập quán độc đáo. Trong đó, Lễ cúng sức khỏe là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Lễ cúng sức khỏe không chỉ là dịp để người Ê Đê bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình, cộng đồng tụ họp, thăm hỏi, chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc.

Lễ cúng bản của đồng bào Khơ Mú

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào đầu năm hoặc sau mỗi mùa vụ để cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bản làng yên ổn. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và tổ tiên.

Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh có những nét văn hòa đa dạng, phong phú, vô cùng đặc sắc và có nền ẩm thực độc đáo, chứa đựng mọi tinh hoa của dân tộc.

Rượu gạo – Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam

Rượu gạo Việt Nam hay còn gọi là rượu trắng, là một nét đặc trưng của văn hóa và ẩm thực đất nước, được chưng cất từ nguồn gạo phong phú mà đất đai này ban tặng. Rượu thường được sản xuất tại các xưởng gia đình, rượu gạo không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn là biểu tượng của sự gắn kết và chia sẻ trong cộng đồng.

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Khmer

Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống và mỗi dẫn tộc đều có trang phục truyền thống riêng. Tuy nhiên trang phục dân tộc Khmer có lẽ được xem là nổi bật và cầu kỳ nhất, đặc biệt trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Nam bộ mang nét duyên, nét độc đáo không thể lẫn lộn với bất kỳ một trang phục nào khác.

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Những tấm dệt đan sắc núi rừng

Giữa sắc thẫm của đại ngàn Trường Sơn, đây đó nổi lên màu trắng của những dải mây vành khăn ở lưng chừng núi, màu đỏ của hoa gạo, hoa chuối, màu xanh của cây cỏ, màu vàng của lá úa rơi rụng, hay màu tím của hoàng hôn, màu của những tia nắng tán sắc cuối chân trời khi chiều muộn… Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mà người Tà Ôi ở không gian sống của chính tộc người mình
Top