banner 728x90

Cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng vô thời hạn, dưới mọi hình thức

10/07/2024 Lượt xem: 2698

Chiều 9/7, tại chùa Candaransi (Q.3, TP. Hồ Chí Minh), chư tôn đức đại diện Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Tăng sự Trung ương, chư tôn đức lãnh đạo đặc trách hệ phái Nam tông Khmer cùng Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có buổi họp trao đổi, xem xét và thống nhất các biện pháp kỷ luật gia tăng đối với Đại đức Thích Nhuận Đức (ở tổ đình Hộ Pháp, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Vi phạm của Đại đức Thích Nhuận Đức được xác định có liên quan những video phát ngôn xúc phạm người đồng bào dân tộc Khmer năm 2023, gây bức xúc dư luận.

Sau khi thảo luận, xem xét vấn đề đã cùng thống nhất biện pháp kỷ luật gia tăng đối với người liên quan. Theo đó, các chư Tăng vân tập chánh điện tác pháp sám hối để Đại đức Thích Nhuận Đức chí thành bộc bạch ăn năn vì đã có lời nói và thái độ khiếm nhã đối với đồng bào Khmer trong một video năm 2023.

Đại đức Thích Nhuận Đức bị cấm thuyết giảng không thời hạn, dưới mọi hình thức vì phát ngôn khiếm nhã với người đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh chụp từ clip

Tại chùa Candaransi, lãnh đạo Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, chư vị giáo phẩm đặc trách các hệ phái đã thống nhất cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng không thời hạn, dưới mọi hình thức. Đồng thời, Đại đức Thích Nhuận Đức phải thành tâm sám hối với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, xin lỗi đồng bào và Phật tử Khmer.

Giáo hội cũng yêu cầu Đại đức Nhuận Đức thực hiện biệt chúng sám hối đúng Luật Phật chế định. Thời hạn thực hiện việc sám hối cũng sẽ được áp dụng không thời hạn cho đến khi Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có chỉ đạo thay đổi biện pháp sám hối.

Việc giám sát Đại đức Thích Nhuận Đức thi hành kỷ luật được Giáo hội giao Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Ban Quản trị tổ đình Hộ Pháp chịu trách nhiệm.

Trước đó, Đại đức Thích Nhuận Đức đã có Thư sám hối và xin lỗi, trong khi đang chịu kỷ luật của Giáo hội vì các phát ngôn, nội dung thuyết giảng sai với tôn chỉ, giáo lý, giáo luật Phật giáo. Đại đức Thích Nhuận Đức được xác định đã vi phạm các quy tắc thuyết giảng của Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm suy giảm niềm tin của xã hội đối với Phật giáo và Giáo hội.

Theo Báo Công thương

 

Tags:

Bài viết khác

Chùa không sư trong lòng núi lửa cổ: Bí ẩn linh thiêng ở Lý Sơn

Cùng với hang Câu, đỉnh Thới Lới, cổng Tò Vò, đảo Bé, chùa Hang là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi tới du lịch Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Chùa Vồm và pho tượng Phật “độc nhất vô nhị”

Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6m “độc nhất vô nhị”.

Ấn tượng với quần thể Thiền tự Trúc Lâm, nơi thờ cả tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Nán (hay còn gọi là Thiền tự Trúc Lâm) thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù. Nơi đây ngoài thờ Phật còn thờ cả các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.

Gieo điều tử tế, gặt phúc an yên

Có những người sinh ra đã gặp phúc. Còn có những người… phải học cách gieo phúc từng ngày.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình về miền tâm linh giữa trời biển Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu đã được ví như viên ngọc quý của miền Đông Nam Bộ – nơi giao hòa kỳ diệu giữa biển cả bao la và những hành trình tâm linh đầy trầm mặc, cổ kính. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây được mệnh danh là “vùng đất của Phật và trời biển”.

Những bức tượng phật khổng lồ ấn tượng thế giới trong ngôi chùa ở Tiền Giang

Tượng Phật Di Lặc bằng bê tông cốt thép cao 20m tại chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang) được tạp chí Wanderlust của Anh bình chọn lọt top những tượng phật có kích thước khổng lồ ấn tượng thế giới hồi tháng 3 năm nay.

Sự giống và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại cùng với chiều dài lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo xuất hiện ngay từ khi con người còn ở chốn hoang sơ, là một nhu cầu của tín đồ và những người theo tôn giáo. Còn tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa có tượng Phật cao nhất Đông Nam Á ở Quảng Ngãi

Toạ lạc tại đỉnh núi Thiên Mã, chùa Minh Đức hiện đang xây dựng tượng Phật Quan âm có chiều cao 125m. Đây được xem là tượng Phật cao nhất Đông Nam Á với những điều độc đáo và vẻ đẹp khác lạ, kỳ vọng sẽ trở thành khu văn hoá tâm linh hấp dẫn, thu hút nhiều du khách.
Top