banner 728x90

“Tết rằm tháng Bảy” của người Dao

08/08/2024 Lượt xem: 2379

Lễ Tết rằm tháng Bảy là lễ hội thường niên của đồng bào dân tộc Dao sinh sống trên mọi miền Tổ quốc. Người Dao quan niệm rằng, ngày rằm tháng Bảy là ngày con cháu người Dao cùng nhau tụ họp đông đủ, vui vẻ để cùng nhau sửa soạn mâm lễ cúng tưởng nhớ đến tổ tiên, các vị thần linh đã che chở cho con cháu trong suốt năm qua.

Thầy cúng rót rượu mời tổ tiên, thần linh

Mâm cơm cúng bao gồm: một con heo, một con gà trống, bánh chưng người Dao, rượu và 5 cái chén, 1 chén nước và bát nhang, giấy bản của người Dao. Khi đã hoàn tất các thủ tục, tất cả con cháu, thành viên trong gia đình sẽ đến chỗ mái nhà, ngồi quanh ban thờ và mâm lễ, đại diện là Trưởng họ sẽ đứng ra làm lễ. Nếu gia đình nào không tự làm lễ cúng được thì sẽ mời thầy cúng về làm lễ cho nhà mình.

Sau khi thắp 3 nén nhang lên ban thờ, thầy cúng sẽ bắt đầu đọc lời mời và làm lễ cúng với nội dung thể hiện lòng thành dâng lên tổ tiên, các chư vị thần linh thổ công, thổ địa, mong các vị về ăn tết cùng gia đình, phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, gia đình được an khang thịnh vượng, cây trồng vật nuôi phát triển, nhà nhà đều ấm no hạnh phúc.

Tiếp theo đó, thầy cúng rót rượu vào chén, cầm 15 đồng tiền giấy để dâng lên mời ông bà tổ tiên, các chư vị thần linh thổ công, thổ địa về chứng giám cho lòng thành của con cháu. Cuối cùng, thầy cúng đốt toàn bộ số tiền vàng gửi cho tổ tiên, thần linh để làm lộ phí đi đường và tiếp tục mời rượu để tiễn tổ tiên, thần linh.

Đốt tiền vàng gửi tổ tiên, thần linh

Tết rằm tháng Bảy của người Dao là một trong ba tết lớn nhất trong năm bên cạnh Tết thanh minh và Tết tạ ơn. Người Dao có quan niệm “vạn vật hữu linh”, do đó họ tin vào sự tồn tại của “cõi thiêng”, nơi mà ở đó các linh hồn tổ tiên, thần linh vẫn đang dõi theo cuộc sống của họ ở trần thế.

Vì vậy, đối với người Dao, ngày Tết rằm tháng Bảy là dịp để họ thể hiện lòng tôn kính, tưởng nhớ về công lao của tổ tiên, thần linh và cầu mong sự ấm no hạnh phúc cho gia đình, làng bản. Bên cạnh đó, Tết rằm tháng Bảy cũng là thời điểm để phân phát, bố thí thức ăn cho các sinh linh, cô hồn không nơi nương tựa. Đây chính là một tục lệ không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Dao để thể hiện tấm lòng nhân ái đối với con người và chúng sinh.

(Theo Hà Trung/ Làng Việt)

 

 

Tags:

Bài viết khác

Các hình thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hầu bóng là một nghi lễ tiêu biểu và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, vốn xuất phát từ người Việt ở Bắc Bộ, nhưng sau đó theo chân người Việt vào Trung Bộ và Nam Bộ, tạo nên những sắc thái riêng cho mỗi miền. Hầu bóng, nhìn từ góc độ văn hóa - nghệ thuật là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, một loại hình sân khấu tâm linh.

Lễ hội Nghinh Ông - Nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển Cần Giờ

Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.

Sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong các loại hình văn hóa của con người có một dạng thức văn hóa khá đặc thù, đó là “văn hóa tôn giáo”, như văn hóa Phật giáo, văn hóa Gia tô giáo, văn hóa Ấn giáo và văn hóa Khổng giáo. Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai, chúng ta có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa, những quá trình tích hợp văn hóa – nghệ thuật như vậy, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là một ví dụ khá tiêu biểu.

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc: Nét đẹp tín ngưỡng thờ Cá Ông của ngư dân đảo ngọc

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được xem là lễ hội dân gian lâu đời của ngư dân trên đảo ngọc. Hằng năm, lễ hội đều được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Cá Ông, cũng như mong muốn một năm mưa thuận gió hoà.

Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ

Từ xa xưa, con người luôn tin vào sức mạnh của thần linh để cầu chúc cho niềm vui, tuổi thọ và sức khỏe. Đặc biệt, tượng Phúc - Lộc - Thọ luôn được tôn thờ để gắn kết với những điều tốt đẹp này.

Tín ngưỡng thờ cúng trong các nhà thờ họ ở vùng biển

Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc truyền thống của người Việt, được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. Đây là nơi con cháu trong dòng họ tập trung vào những dịp quan trọng như ngày giỗ tổ, lễ Tết, hay các nghi lễ tôn giáo khác để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Những mặt hạn chế, tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ lên đồng

Bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các tín ngưỡng ở các trình độ phát triển rất khác nhau, từ sơ khai, nguyên thủy như các hình thức thờ Nữ thần đến các hình thức phát triển cao hơn là thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ.

Vẻ đẹp văn hóa trong nghệ thuật múa dân gian của người Dao

Khởi nguồn từ đời sống lao động và những ước mơ về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, nghệ thuật múa dân gian của người Dao phản chiếu những góc nhìn văn hóa đa chiều về cuộc sống, tín ngưỡng và bản sắc văn hóa Dao.
Top