banner 728x90

"Vị thần" dẫn dắt người Mày

31/05/2024 Lượt xem: 2411

Người Mày là tộc người duy nhất chỉ sống ở dưới chân núi Giăng Màn, ở thượng nguồn con sông Gianh hùng vĩ, thuộc miền biên viễn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tộc người này thuộc nhóm dân tộc Chứt, là hệ gia đình của nhóm anh em Rục, Mày, Sách...

Bếp lửa của người Mày luôn được giữ để không bao giờ bị tắt kể cả khi họ không nấu gì 

Người Mày trong quá khứ sống di cư, di canh không nhà không cửa, chỉ có túp lều trên nương. Những chiếc lều nhỏ ban đêm làm nơi trú ẩn chỉ vừa hai ba người chui vào, lợp bằng lá chuối rừng hoặc lá tro. Khi lá xanh trên mái lều ngả sang màu vàng, người Mày lập tức dời đi nơi khác.

Trong vòng đời của một người Mày không thể tính hết những chiếc lều lá vàng như vậy. Chính vì vậy người Mày còn có tên gọi khác là tộc người lá vàng. Cuộc sống đơn giản trong những túp lều lá như vậy, nên từ xưa bếp lửa đối với người Mày là vô cùng quan trọng. Người Mày thường nhóm bếp lửa ngay chính giữa ngôi nhà và nó sẽ được giữ cháy âm ỉ suốt ngày đêm không bao giờ tắt.

Theo già làng Hồ Xếp, với người Mày, bếp lửa như một vị thần dẫn dắt họ đến với sự hiểu biết và ứng phó với những khó khăn, hiểm nguy trong cuộc sống. Trong tâm linh của người Mày, bếp lửa dùng nấu chín thức ăn, sưởi ấm khi gió rét, ốm đau, sinh đẻ… Ngọn lửa cũng giúp họ chiến đấu với dã thú, bệnh tật, giúp rèn dũa tên đồng, nồi niêu cho cuộc sống vượt qua mông muội. Người Mày luôn giữ bếp lửa trong mỗi ngôi nhà quanh năm không hề tắt, bởi nếu lửa tắt, nó như điềm xấu sẽ diễn ra, sẽ có ai đó qua đời, hoặc ốm đau.

Mỗi lần chuyển nhà, vô nhà mới hoặc có việc trọng, bếp lửa được cúng bằng một con gà, một con cá khe, hai chiếc đũa, tượng trưng cho am tường do lửa đưa ra. Bài cúng có nội dung xin thần lửa phù trợ gia đình, vợ con, xóm bản được yên lành, sức khỏe.

Ngày nay, người Mày được sự hỗ trợ của Nhà nước, bộ đội biên phòng, họ đã được sống trong những ngôi nhà chắc chắn ở bản định cư, nhưng bếp lửa vẫn được người Mày đặt ở giữa nhà. Những bậc cao niên người Mày nói rằng: “Ngọn lửa tạo ra sự hiểu biết, giúp đồng bào hiểu được vị ngon của của thịt rừng làm chín và nước sôi làm ấm bụng… nên bếp lửa phải được đặt nơi quan trọng nhất”.

Khi mặt trời khuất sau dãy Giăng Màn, màn đêm buông xuống, lúc này những bếp lửa của người Mày sẽ được thổi bùng lên. Các thành viên trong gia đình người Mày bắt đầu ngồi quây quần bên bếp lửa, ăn cơm, uống nước và trò chuyện. Đặc biệt khi nhà có khách, người Mày sẽ đãi khách những món ăn thơm nóng được nướng ngay trên bếp lửa.

Nguồn Quê Việt

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top