banner 728x90

Từ ngày 04/10/2024 Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

24/10/2024 Lượt xem: 2458

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ngày 4-10-2024 đã ấn ký quyết định chính thức bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thượng tọa Thích Thanh Phong - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Theo đó, quyết định bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày ký (4-10-2024), Thượng tọa Thích Thanh Phong chính thức đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2022-2027.

Quyết định của Trung ương Giáo hội cũng cho biết Thượng tọa Thích Thanh Phong có trách nhiệm quản lý, điều hành công tác Phật sự, ổn định và phát triển Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo quy định của Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước.

Thượng tọa Thích Thanh Phong, thế danh Phạm Đức Phong, sinh năm 1968, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Kinh tế - Tài chính Trung ương, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM.

Thượng tọa đồng thời đảm nhiệm Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc do GHPGVN đăng cai tổ chức tại TP.HCM vào tháng 5-2025.

Vị Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiền nhiệm là Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024), Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Tăng sự Trung ương, đã viên tịch vào ngày 19-7-2024 tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM).

 Theo Báo Giác Ngộ

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nghi thức học trò lễ - Nét văn hóa cần giữ gìn

Là một hình thức thi khá mới, song được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thi “Nghi thức học trò lễ” lần thứ II - 2024.

Khám phá Bia đá chùa Đại Bi - Bảo vật Quốc gia ở Hưng Yên

Với chất liệu đá xanh nguyên khối, Bia “Đại bi Diên Minh tự bi” có niên đại thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (năm 1327), dưới triều vua Trần Minh Tông.

Ngôi chùa ‘thiên tạo’ nằm sâu trong hang đá tồn tại hơn 20 thế kỷ, là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Nét đẹp đặc biệt của chùa đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.

Chiêm ngưỡng những nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định

Nam Định từ lâu được biết biết là xứ sở nhà thờ, nơi có những ngôi nhà thờ đẹp nguy nga, thu hút du khách đến khám phá.

Bên trong nhà cổ kiến trúc Hoa gần 100 tuổi ở Sóc Trăng

Nhà gỗ với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách tham quan.

Sắc Đông trên núi Bà Đen

Núi Bà Đen trong tiết trời đầu Đông luôn mang vẻ đẹp thanh thoát, bình yên, thoát khỏi nhịp sống sôi động của thành phố bên dưới. Trong tiết trời đầu Đông, không khí ở ngọn núi này se lạnh, vừa đủ để cảm nhận cái dịu mát lạ lùng, hơi ẩm từ sương còn đọng trên từng chiếc lá, mỗi mỏm đá, khẽ buông mình xuống theo từng cơn gió thoảng qua.

Ngôi chùa rộng hơn 4.000m2 được xây trên hàng trăm cột bê tông, được ví như ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa lưng chừng trời

Chính điện của chùa được xây dựng bên sườn núi, với 120 cột xi măng cốt thép rất kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Top