banner 728x90

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đón nhận cờ đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc từ Thái Lan

21/05/2024 Lượt xem: 2425

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn và phái đoàn đón nhận lá cờ có biểu tượng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan về việc GHPGVN đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào năm 2025.  Ảnh: MCU

Hôm qua, 20-5, ngày làm việc thứ hai trong chương trình của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (Thái Lan) diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở Bangkok (NNCC), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn và phái đoàn tháp tùng đã đón nhận lá cờ biểu tượng về việc GHPGVN đăng tổ chức sự kiện này.

Theo đó, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là sự kiện do Phật giáo Thái Lan tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004, nhân Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1999, kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, thành đạo và nhập Niết-bàn.

Ngày làm việc tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: MCU

Sự kiện này được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ lần đầu tiên vào tháng 5-2000 với sự tham dự của hơn 30 phái đoàn Phật giáo thuộc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.

Phật giáo Thái Lan mà một trong những đại diện là Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU, tọa lạc tại huyện Wang Noi, cố đô Ayutthaya, cách thủ đô Bangkok khoảng 90 km về phía Bắc) được giao việc chủ trì, lần đầu tiên tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào năm 2005.

Ủy ban Tổ chức cho Đại lễ này tại Thái Lan có tên gọi trước đây là International Organizing Committee (IOC), sau đó đổi thành International Council for Day of Vesak (ICDV) và lưu hành tên gọi này cho đến nay.

Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vừa tổ chức tại Thái Lan chính thức trong hai ngày 20, 21-5-2024 ở MCU và UNCC với chủ đề "Con đường xây dựng niềm tin và đoàn kết Phật giáo" đánh dấu năm thứ 19 của sự kiện này ở xứ sở Chùa Vàng.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN có bài phát biểu trong ngày làm việc tại Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya - Ảnh: MCU

Chiều 20-5-2024, tại ngày làm việc diễn ra ở UNCC, sau phần nghị sự và lắng nghe các phát biểu tại hội trường, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự cùng các vị tháp tùng tham dự đã đón nhận lá cờ có biểu tượng ICDV, đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2025 tại Việt Nam.

Như vậy, song song với 19 lần tổ chức Đại lễ Vesak tại Thái Lan, Việt Nam là nơi tổ chức sự kiện này nhiều nhất, 4 kỳ, bao gồm cả năm tới 2025 (lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội vào năm 2008, lần thứ hai tổ chức tại chùa Bái Đính - Ninh Bình vào năm 2014, lần thứ ba tại chùa Tam Chúc - Hà Nam vào năm 2019). Năm 2025, GHPGVN dự kiến tổ chức tại TP.HCM.

Các buổi làm việc tại Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya và Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan - Ảnh: MCU

CTV/Báo Giác Ngộ

 

Tags:

Bài viết khác

Nghi thức học trò lễ - Nét văn hóa cần giữ gìn

Là một hình thức thi khá mới, song được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thi “Nghi thức học trò lễ” lần thứ II - 2024.

Khám phá Bia đá chùa Đại Bi - Bảo vật Quốc gia ở Hưng Yên

Với chất liệu đá xanh nguyên khối, Bia “Đại bi Diên Minh tự bi” có niên đại thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (năm 1327), dưới triều vua Trần Minh Tông.

Ngôi chùa ‘thiên tạo’ nằm sâu trong hang đá tồn tại hơn 20 thế kỷ, là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Nét đẹp đặc biệt của chùa đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.

Chiêm ngưỡng những nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định

Nam Định từ lâu được biết biết là xứ sở nhà thờ, nơi có những ngôi nhà thờ đẹp nguy nga, thu hút du khách đến khám phá.

Bên trong nhà cổ kiến trúc Hoa gần 100 tuổi ở Sóc Trăng

Nhà gỗ với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách tham quan.

Sắc Đông trên núi Bà Đen

Núi Bà Đen trong tiết trời đầu Đông luôn mang vẻ đẹp thanh thoát, bình yên, thoát khỏi nhịp sống sôi động của thành phố bên dưới. Trong tiết trời đầu Đông, không khí ở ngọn núi này se lạnh, vừa đủ để cảm nhận cái dịu mát lạ lùng, hơi ẩm từ sương còn đọng trên từng chiếc lá, mỗi mỏm đá, khẽ buông mình xuống theo từng cơn gió thoảng qua.

Ngôi chùa rộng hơn 4.000m2 được xây trên hàng trăm cột bê tông, được ví như ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa lưng chừng trời

Chính điện của chùa được xây dựng bên sườn núi, với 120 cột xi măng cốt thép rất kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Top