Đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương Nam trong quá trình Nam tiến. Tín ngưỡng thời Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khomer, từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
Điện thờ Liễu Hạnh công chúa ở Phủ Tây Hồ
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ
Tại Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong kiến một số Nữ thần đã được cung đình hóa và lịch sử hóa để thành các Mẫu thần với việc phong thần của nhà nước phong kiến như Quốc Mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu, chẳng hạn hiện tượng thờ Mẫu u Cơ, Quốc Mẫu Tây Thiên, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương, Đinh Triều Quốc Mẫu.
Từ thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh với các nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Trung Bộ
Đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Trung Bộ là không có sự hiện diện của mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Mẫu thần như thờ Thiên YA Na (Bà Chúa Ngọc - Po Ino Nugar).
Phật Giáo là một tín ngưỡng dân gian của Huế, tích hợp Đạo giáo Trung Hoa đã thoái hóa với tín ngưỡng thờ Mẫu và nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác của người Việt. Sự ra đời của tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế xuất phát từ sự gắn kết của Hội Sơn Nam với ngôi điện Huệ Nam thời Nguyễn. Hội Sơn Nam là những người dân từ Nam Định di cư vào Huế từ thời tiền Nguyễn. Tín ngưỡng đặc trưng của hội này là tín ngưỡng thờ Mẫu kết hợp với việc thờ Đạo giáo đã thoái hóa. Còn Huệ Nam điện vốn là ngôi đền thờ PoNagar của người Chăm. Tiếp nhận từ người Chăm một di tích tôn giáo độc đáo, người Việt đã “bản địa hóa” nữ thần PoNagar thành nữ thần Thiên YA Na, tôn làm "thượng đẳng thần".
Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam tại thị xã Châu Đốc, An Giang
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ
Nếu như ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn. Nguyên nhân sự khác biệt này được giải thích do Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh không chỉ đa dạng trong văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng.
Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ là Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ phụng là Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,...
Ban Nghiên cứu Tôn giáo