banner 728x90

Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa ở Việt Nam

03/05/2024 Lượt xem: 2990

Là một nước có chung đường biên giới kéo dài với nước ta, số lượng người Hoa sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía nam khá đông đảo nên tạo nên một nền văn hóa đặc sắc. Trong đó phải kể đến là văn hóa thờ cúng.

Nếu như bàn thờ của người Việt thường có bộ tam sự hay ngũ sự thì bàn thờ của người Hoa chỉ có bình hoa, bát hương, tượng Phật hay các tấm hình Quan Ông, tên tổ tiên và tượng đồng phong thủy khác… Đặc biệt, họ thường dùng đèn Thần Đăng hoặc đèn Ly thay cho đèn chân. Bên cạnh đó, người Hoa còn hay thờ cúng nhiều vị thần phụ trợ như: thần Cửa, thần Táo Quân, thần hộ mệnh, thần Tam Quan Độ Đế…

Mỗi khi cúng bái, gia chủ thường cúng tổ tiên và các chư vị thần Phật, Thổ công, Táo Quân để cầu xin phù hộ cho con cháu thịnh vượng, bình an.

Bàn thờ phật của người Hoa 

Cũng như người Việt, tục thờ cúng tổ tiên là nghi thức quan trọng của người Hoa. Bàn thờ người Hoa được đặt tại chính gian giữa của ngôi nhà và cũng là nơi tôn nghiêm nhất. Tùy vào từng gia đình mà quy định cúng bái cũng khác nhau. Có nhà thờ 9 đời nhưng có nhà chỉ thờ tới 5 đời hay cũng có nơi chỉ thờ 3 đời.

Bên cạnh đó, người Hoa cũng thờ Phật cùng với gia tiên và tinh tưởng vào nhiều yếu tố ma thuật, bùa chú. Các loại bùa chú này thường chia làm 3 loại: bùa chú cứu người, bùa chú hại người và bùa chú phòng thủ. Việc sử dụng bùa chú cũng rất linh họa tùy theo mục đích.

Khác với người Việt, người Hoa không hay làm cúng giỗ nên việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện vào những dịp tết Nguyên đán và các dịp tết khác. Trong đó, ngày 9/9 và ngày 29/9 âm lịch hàng năm, bàn thờ người Hoa sẽ được trang trí trang trọng hơn cả.

Các gia đình người Hoa phần lớn là làm ăn buôn bán nên rất chú trọng tục thờ cúng để tránh rủi ro, cầu mong mọi sự bình an, thuận buồm xuôi gió.

Mâm cúng trên bàn thờ của người Hoa

Trong 1 tháng, người Hoa dành ra 4 ngày bao gồm ngày mùng 1, mùng 2, ngày rằm (15 và 16). Đây là những ngày cơ bản nhất mà bất cứ gia đình nào, đặc biệt là gia đình thương gia đều thắp hương thờ cúng và cầu thuận lợi trong làm ăn, buôn bán. Ngoài ra, người Hoa cũng có những ngày lễ quan trọng như: ngày Quan Ôngngày Quan Âmngày Thần TàiThổ Địa,…

Trong mâm cúng của người Hoa không thể thiếu được đĩa trái cây, bình rượu, trà, muối, gạo và các món ăn truyền thống khác. Ngoài các món chay thông thường thì các ngày khác cần thêm các món mặn như gà, vịt, thịt quay, bánh mặn… Những ngày mâm cúng được tươm tất nhất là Tết trung thu, giao thừa, cúng giỗ. Đối với những gia đình có điều kiện trên mâm cúng những ngày này có thêm cả cua, tôm, cá…

Đặc biệt cũng giống như bánh chưng, bánh tét của người Việt trong ngày Tết thì người Hoa lại không thể thiếu bánh tổ và bánh củ cải. Bánh tổ làm bằng bột nếp trộn với nước đường, đổ vào khuôn tròn rồi mang hấp lên. Đây cũng chính là nét đẹp ẩm thực của người Hoa tại Việt Nam.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Các hình thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hầu bóng là một nghi lễ tiêu biểu và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, vốn xuất phát từ người Việt ở Bắc Bộ, nhưng sau đó theo chân người Việt vào Trung Bộ và Nam Bộ, tạo nên những sắc thái riêng cho mỗi miền. Hầu bóng, nhìn từ góc độ văn hóa - nghệ thuật là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, một loại hình sân khấu tâm linh.

Lễ hội Nghinh Ông - Nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển Cần Giờ

Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.

Sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong các loại hình văn hóa của con người có một dạng thức văn hóa khá đặc thù, đó là “văn hóa tôn giáo”, như văn hóa Phật giáo, văn hóa Gia tô giáo, văn hóa Ấn giáo và văn hóa Khổng giáo. Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai, chúng ta có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa, những quá trình tích hợp văn hóa – nghệ thuật như vậy, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là một ví dụ khá tiêu biểu.

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc: Nét đẹp tín ngưỡng thờ Cá Ông của ngư dân đảo ngọc

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được xem là lễ hội dân gian lâu đời của ngư dân trên đảo ngọc. Hằng năm, lễ hội đều được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Cá Ông, cũng như mong muốn một năm mưa thuận gió hoà.

Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ

Từ xa xưa, con người luôn tin vào sức mạnh của thần linh để cầu chúc cho niềm vui, tuổi thọ và sức khỏe. Đặc biệt, tượng Phúc - Lộc - Thọ luôn được tôn thờ để gắn kết với những điều tốt đẹp này.

Tín ngưỡng thờ cúng trong các nhà thờ họ ở vùng biển

Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc truyền thống của người Việt, được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. Đây là nơi con cháu trong dòng họ tập trung vào những dịp quan trọng như ngày giỗ tổ, lễ Tết, hay các nghi lễ tôn giáo khác để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Những mặt hạn chế, tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ lên đồng

Bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các tín ngưỡng ở các trình độ phát triển rất khác nhau, từ sơ khai, nguyên thủy như các hình thức thờ Nữ thần đến các hình thức phát triển cao hơn là thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ.

Vẻ đẹp văn hóa trong nghệ thuật múa dân gian của người Dao

Khởi nguồn từ đời sống lao động và những ước mơ về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, nghệ thuật múa dân gian của người Dao phản chiếu những góc nhìn văn hóa đa chiều về cuộc sống, tín ngưỡng và bản sắc văn hóa Dao.
Top