banner 728x90

Thắng cố Bắc Hà – món ăn đặc sản vùng Tây Bắc

11/04/2025 Lượt xem: 2558

Đến với cao nguyên Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được khám phá những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc H’Mông mà còn được thưởng thức những đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Một trong những món ăn để lại ấn tượng cho du khách khi đến mảnh đất này phải kể đến đặc sản thắng cố ngựa Bắc Hà.

Theo những người dân địa phương, thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mông. Sau này được dân tộc Kinh, Dao, Tày, Thái,... học tập, trở thành món ăn phổ biến không thể thiếu của các dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt là trong các phiên chợ của đồng bào dân tộc vùng cao.

Trước đây, món thắng cố truyền thống của người dân tộc H’Mông chỉ được nấu từ thịt và lòng ngựa. Sau này, món thắng cố đã được cải biến sáng tạo thêm. Không chỉ có thắng cố ngựa mà còn có thắng cố bò, trâu, lợn. Tuy nhiên, món thắng cố ngựa vẫn là món ăn đặc sắc gắn với tên tuổi của mảnh đất cao nguyên trắng.

Món thắng cố ngựa ra đời từ cách đây gần 200 năm khi người Mông, Tày, Nùng về Bắc Hà cư trú. Tuy nhiên chỉ từ khi du lịch Bắc Hà phát triển mới được nhiều du khách biết tới.

Để chế biến được món thắng cố, các đầu bếp bản địa phải sử dụng rất nhiều loại gia vị đặc biệt của vùng cao. Cách chế biến cũng khác nhau tùy từng vùng. Vì vậy hương vị thắng cố của từng vùng cũng khác nhau.

Ngày xưa cách chế biến thắng cố tương đối khác so với ngày nay. Xưa kia tất cả thịt và nội tạng ngựa được làm sạch sẽ rồi cho vào chảo luộc chín, thái vuông. Sau đó người ta cho thịt vào chảo rồi cho các loại gia vị vào. Tiết ngựa cũng được luộc chín đặt lên bên trên nồi thịt rồi cho nước xâm xấp vào hầm nhừ.

Ngày nay sau khi mổ ngựa, làm sạch sẽ, tất cả thịt và lục phủ ngũ tạng của con ngựa sẽ được ướp gia vị. Thời gian ướp khoảng 15-30 phút là được. Gia vị truyền thống để chế biến gồm muối, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh nướng thơm, tán nhỏ. Sau khi xào chín cho nước vào hầm nhừ.

Trước khi ăn cho tiết ngựa đã luộc và thái vuông sẵn cho vào chảo đun cùng một lúc là có thể ăn được. Tuy nhiên điều khá đặc biệt khiến cho món thắng cố khá kén khách là mùi vị hơi khó chịu khi lần đầu ăn thử bởi vì nó được kết hợp bởi những gia vị rất đặc biệt của vùng cao Tây Bắc.

Từ trước tới nay có rất nhiều người nghĩ rằng thắng cố không được sạch sẽ và có mùi khó chịu là bởi lòng ngựa không được làm sạch. Tuy vậy đây là cách nghĩ sai lầm bởi vì mùi vị khó chịu của món thắng cố là do các gia vị đặc biệt khi nấu tạo nên.

Khi ăn thắng cố, chảo thịt vẫn đặt trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó, có thể cho thêm ớt xào Bắc Hà vào để thêm vị cay. Nhấp chén rượu ngô Bản Phố cay nồng, gắp miếng thịt ngựa đã được hầm nhừ thưởng thức, vị ngọt mềm của thịt ngựa kết hợp vị cay của ớt Bắc Hà, vị thơm ngai ngái của gia vị thắng cố sẽ tạo nên một mùi vị rất đặc trưng mà không món ăn nào có được.

Hương Lan

 

Tags:

Bài viết khác

Chả cá Hà Nội – Hương vị tinh túy của người dân phố cổ

Chả cá – món ăn tưởng như bình dị lại mang trong mình tinh hoa ẩm thực của nhiều vùng miền. Mỗi miếng chả cá dai mềm, dậy mùi thì là, ngọt béo từ cá và mỡ heo là kết quả của sự khéo léo trong chế biến, sự tinh tế trong lựa chọn nguyên liệu. Đặc biệt ở Hà Nội, chả cá không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, một lát cắt văn hóa không thể thiếu trên mâm cơm người Việt.

Cơm hến ẩm thực đặc trưng cố đô Huế

Nhắc tới Huế chắc hẳn ai cũng nghĩ tới món cơm hến đầu tiên bởi món ăn này dân dã, có mặt ở khắp nơi, từ những quán ăn nhỏ trong chợ, các ngõ phố tới những nhà hàng sang trọng trong thành phố Huế.

Cá kho quả chay – tinh hoa ẩm thực dân gian

Bằng vị chua thanh tự nhiên, quả chay không chỉ làm dậy hương vị món cá kho truyền thống mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe. Trong thời hiện đại, khi xu hướng ẩm thực lành mạnh lên ngôi, món cá kho quả chay càng được nhiều người ưa chuộng nhờ sự kết hợp hài hòa giữa hương vị và công năng.

Cà bát muối nén - Món ăn truyền thống của làng Khương Hạ

Những miếng cà trắng ngà, mặn chát, nhưng ngấu lên rồi thì giòn tan, ăn cơm mùa hè mà có nó cùng đĩa rau muống luộc đánh dấm me (hoặc sấu) thì chưa tới môi đã trôi tận ruột.

Bún cá Châu Đốc – Đặc sản miền sông nước An Giang

Có những món ăn không chỉ là đặc sản, mà còn là linh hồn của một vùng đất. Với An Giang thì bún cá Châu Đốc chính là món ăn mang đầy bản sắc vùng sông nước miền Tây. Một lần đến với Châu Đốc, ngồi giữa một quán nhỏ ven đường hay nơi chợ quê rộn ràng tiếng rao, húp một muỗng nước lèo vàng óng thơm mùi ngải bún và nghệ tươi, là như thể chạm tay vào hương vị của miền Tây vùng song nước.

Nem rán – Tinh hoa ẩm thực Việt

Không biết từ bao giờ, món nem rán (phía Nam gọi là chả giò) đã trở thành biểu tượng của ẩm thực Việt, là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ Tết, giỗ chạp, hay bữa cơm sum vầy của mỗi gia đình.

Bánh canh Long Hương – Thương hiệu đặc sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Nằm ngay trước cổng chào thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, quán bánh canh Long Hương là địa điểm mà du khách luôn ghé ăn khi đến thăm thành phố này.

Bún nước lèo Trà Vinh – ẩm thực giao thoa ba dân tộc

Về Trà Vinh – mảnh đất nằm giữa lòng đồng bằng sông Cửu Long – là về với những bóng dừa nghiêng soi xuống dòng kênh xanh ngắt, là về với tiếng chùa chậm rãi ngân vang giữa trưa nắng, và đặc biệt là về với hương vị đậm đà không thể lẫn vào đâu của bún nước lèo Trà Vinh – món ăn mang trong mình câu chuyện văn hóa, hồn cốt của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng cộng sinh trên vùng đất này.
Top