banner 728x90

Tết quê hương, trở về với cội nguồn dân tộc

18/01/2025 Lượt xem: 2515

Tết Nguyên đán với mỗi người dân Việt Nam luôn là dịp để sum họp, đoàn tụ cùng người thân, gia đình, cùng nhìn lại một năm đã qua để hướng tới một năm mới “vạn sự như ý”, tốt đẹp hơn, sung túc hơn, hạnh phúc hơn.

Sự phát triển của đất nước và dân tộc suy cho cùng là dấu ấn đóng góp của nỗ lực cá nhân từng người Việt, dù là ở trong nước hay nước ngoài.

Đó là những cánh én làm nên mùa xuân.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, đời sống có nhiều bất ổn, nhiều chuyện đáng buồn xảy ra cho thấy sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Song cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp của những người quanh ta. Nếu mọi người tin vào những điều tốt đẹp và sống đẹp, đồng lòng chống lại cái xấu thì sẽ đánh bại được cái xấu, làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Tết là dịp mọi người trong gia đình nghỉ ngơi và sum họp. Khi nhu cầu “cơm no, áo ấm” của xã hội đã cơ bản đáp ứng, nhu cầu của con người phát triển lên nấc thang cao hơn là sự thỏa mãn tinh thần, thể hiện bản thân. Do đó sự đoàn tụ, sum họp trong ngày Tết càng có ý nghĩa và trở thành nhu cầu thiết yếu nhất của Tết. Tết không bắt đầu từ Mùng 1, mà bắt đầu từ chiều tối của ngày áp chót cuối năm bằng bữa ăn thân mật của các thành viên trong gia đình.

Trong cái giá rét, se se lạnh có pha lẫn những hạt mưa nhè nhẹ của mùa xuân, vào chiều 30 Tết, dường như ai ai cũng muốn được trở về với đại gia đình của mình. Nơi đó có bố, mẹ, anh chị em ruột thịt cùng nhiều cháu con.

Như một số người thường quan niệm, thời thế có thể thay đổi, vật đổi, sao dời, nhưng có 3 thứ là bất biến, vĩnh cửu, đó là quê hương, gia đình và họ hàng. Không ai được lựa chọn quê hương và không ai được chọn  bố mẹ, anh, chị em, họ hàng của mình. Vì thế, dẫu con người có đi đâu, làm gì cuối cùng đều trở về với cội nguồn sinh ra, trở về với họ hàng, thôn xóm.

Đọng lại trong tâm thức mỗi người Việt trong bữa cơm cuối năm, phải chăng chính là ý thức về gia đình, về cội nguồn và sau cùng chính là ý thức về bản thân. Ý thức và gia đình, dòng tộc lớn như thế, vì vậy mà tính chất và ý nghĩa của bữa cơm sum họp ngày cuối năm càng thân thiện và ấm cúng hơn.

Một năm có 365 ngày, nhưng chỉ riêng ngày 30 Tết, bữa cơm có không khí và ý nghĩa đặc biệt. Trước hết vì nó là bữa cơm cuối cùng của năm, vào thời khắc chuẩn bị sang năm mới. Tất cả những gì của năm cũ cần và phải được gói gọn, cất kĩ đi để chào đón một năm mới với nhiều hi vọng  tốt đẹp hơn.

 Mọi người trong gia đình gặp nhau để chia sẻ, chuyện trò, hỏi thăm và động viên nhau. Khi mà quỹ thời gian của con người trong xã hội hiện đại ngày một thu hẹp dần bởi áp lực của công việc, thì thời gian các thành viên trong đại gia đình dành cho nhau trong bữa cơm thân  mật càng trở nên quý giá.

Với nhiều gia đình ở những miền quê, con cái đi làm xa quanh năm, chỉ Tết mới có dịp về nhà. Cha, mẹ già ở quê mong mỏi những đứa con trở về, để được cùng ăn bữa cơm giản dị và ấm cúng. Thường thì cứ đến khoảng ngày 24, 25 âm lịch, những bậc làm cha, mẹ sốt ruột và đếm thời gian từng giờ để mong các con trở về. Họ thường thốt ra cửa miệng: Sao giờ này vẫn chưa về?

Phải nói mở rộng ra rằng, với họ, bữa cơm cuối năm của gia đình có thể không thịnh soạn, không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị như nhiều gia đình giàu có; có thể chỉ là đĩa xu hào trồng được trong vườn, là con gà được nuôi từ mấy tháng trước Tết, là con cá đánh được từ dưới ao nhà lên, nhưng trong bữa cơm đó, chan chứa tiếng cười và rộn ràng không khí thân mật của một gia đình đầm ấm.

Đã nhiều lần, tôi chứng kiến những khóe mắt rơm rớm dòng lệ vì hạnh phúc của những bà mẹ già khi nhìn thấy đàn con, đàn cháu của mình đang vui vẻ quây quần bên nhau trong bữa cơm cuối năm. Đấy là sự hạnh phúc vô bờ bến. Dường như, bà mẹ đó chẳng ăn nhiều mà chỉ ngồi nhìn và gắp thức ăn cho con, cho cháu. Và vào bữa cơm cuối năm đó, niềm hạnh phúc như nhân đôi nếu như gia đình có thêm thành viên mới hoặc con cháu có thêm những thành công, thành tích mới.

Bây giờ việc sắp cơm của các gia đình cũng có thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Bữa cơm cuối năm, không hẳn là cơm mà có khi là những nồi lẩu nóng, mỗi khi mở vung là những dải khói trắng bay lên như sưởi ấm không khí cho cả gia đình. Đồ ăn có thay đổi, nhưng tình người và không khí gia đình vẫn vẹn nguyên, vận đậm đà, ấm cúng.

Ảnh minh họa

Đọng lại trong tâm thức mỗi người Việt trong bữa cơm cuối năm, phải chăng chính là ý thức về gia đình, về cội nguồn và sau cùng chính là ý thức về bản thân. Trong một gia đình với những ông, bà, cha, mẹ, cô chú, anh chị v.v… như thế, mỗi người sẽ tự ngẫm về bản thân mình, về những giá trị hiện có của mình và những điều cần thiết phải làm cho bản thân vào năm mới.

Bữa cơm cuối năm trong đại gia đình như một liều thuốc tinh thần, kích thích và động viên mỗi người Việt chúng ta phải làm sao để sống tốt hơn, làm việc có ích hơn.

Bây giờ, người ta không thiếu tiền để ăn uống ở những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Nhưng, nhiều khi đó là những bữa ăn mang tính phục vụ nhu cầu ăn cơ bản của con người. Với bữa cơm cuối năm thì hoàn toàn ngược lại. Nó không chỉ làm nhiệm vụ cơ bản đó, mà cao hơn nó mang một ý nghĩa tinh thần. Sự so sánh này có thể không logic và có phần khập khiễng, song nó như nói rằng, với những ai còn đang mải mê với những cuộc nhậu, mải mê quá với danh vọng, địa vị mà đang quên đi nguồn gốc của mình, đang làm nhạt đi giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam thì cũng đến lúc cần và nên có một bữa cơm cuối năm đúng nghĩa với  gia đình của mình.

Vào dịp Tết, ai cũng có những cuộc hẹn hò, những cuộc gặp gỡ và những cuộc nhậu. Nhưng, một điều không ai có thể phủ nhận, là gần như ai cũng từ chối đi nhậu ở nhà hàng với bạn bè để dành thời gian chiều cuối năm trong bữa ăn cuối năm, sum họp với gia đình. Người Việt vốn trọng tình. Bữa cơm ngày cuối năm chính là một nét thể hiện sự trọng tình ấy.

Ăn uống của con người thời tiền sử giúp cho con người tồn tại và tái sản xuất sức lao động. Còn ngày nay, ăn uống nói chung, bữa cơm cuối năm nói riêng được nâng lên thành nét văn hóa. Nó mang ý nghĩa giúp con người trở về với nguồn cội, con người được trở về với đúng mình, sống thanh thản và có ích hơn. Nếu ai chưa cảm nhận được sự ấm cúng và đầm ấm của gia đình trong bữa cơm chiều cuối năm thì đó là một sự thiệt thòi.

Bữa cơm chiều cuối năm của người Việt là vậy đó: không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị nhưng là bữa cơm của sự đoàn viên, là nơi gửi gắm và cũng là nơi thể hiện tình thân gia đình khiến ai cũng nghĩ tới và muốn về./.

Đào Hương Lan

 

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Chợ quê ngày ấy

Tôi không thích đi những chợ sầm uất, rau trái xanh tươi chất đầy các sạp. Bao giờ tôi cũng mê những khu chợ lưa thưa hàng quán, bày biện lộn xộn trên tấm ni lông cũ mèm, bà già bán chuối ngồi nhai trầu bỏm bẻm…

Tạp văn: Hương cốm mùa thu

"Gió thổi mùa thu hương cốm mới/ Tôi nhớ những ngày thu đã xa...". Câu thơ trên của Nguyễn Đình Thi trong bài "Đất nước" lại vang lên trong tôi mỗi khi cái nắng gắt mùa hạ đã chuyển sang hanh vàng, cùng với cơn gió heo may se se thổi về, cũng là lúc đất trời vào thu.

Một thời đã qua

Những ngày cuối tháng 8, đến các nhà sách nhìn thấy nhiều bậc phụ huynh đi mua sách vở chuẩn bị cho con tựu trường, lòng lại thấy xốn xang nhớ về những năm tháng mới cắp sách đến trường.

Tản văn: Cảm xúc mùa Vu Lan

Mùa Vu lan này là mùa thứ 5, chị lên chùa và được nhận bông hồng trắng cài lên ngực áo. Trong khói nhang trầm ngào ngạt, vẫn thoảng đâu đây mùi hoa huệ, mùi ngọc lan… Ngọc lan là thứ hoa ngày xưa mẹ đặc biệt thích, mỗi dịp thắp nhang ngày rằm, mùng một, bao giờ mẹ cũng có một đĩa nhỏ trên bàn thờ.

Tản văn: Nhớ mẹ

Cuộc đời vẫn vậy, dường như phải khi chồn chân mỏi gối mới giật mình nhìn lại những gì đã qua. Phải khi có con mới thấu hiểu được ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Chiều nay, nhìn dáng ai đang liêu xiêu quang gánh trên đường, lòng chợt trào lên nỗi nhớ thương mẹ vô cùng!

Tản văn: Biết ăn phở

Hồi còn chiến tranh, một lần công tác qua thành Tuyên, ghé quán phở bên đường thấy Phở Bân "bò tơ bảy món", tôi buột miệng, chẳng biết ngon không mà quảng cáo nghe rung màng nhĩ. Chủ quán Bân nghiêng tai nghe thấy, ông ghé sát tôi, buông một câu lạnh tanh: "Chú cứ ăn đi, chê một câu thì anh bê cả quán này ném xuống dòng sông Lô". Chả là quán này nằm sát mép sông Lô.

Truyện ngắn: Quà chợ quê

Ngày nhỏ, niềm vui lớn của tuổi thơ tôi là ngóng mẹ đi chợ về! Hầu như ngày nào mẹ cũng đi chợ. Đi bán vài thứ sản vật nhà nuôi, nhà trồng: buồng chuối, buồng cau, dăm con vịt, con gà hoặc mớ cà, dưa, bí, mướp… Vậy nhưng, ngày không có gì bán, mẹ vẫn cứ… đi. “Quen chân, ở nhà buồn…”, mẹ bảo. Nói vậy thôi, không bán gì thì mẹ đi mua chút thức ăn tươi về lo cơm cho cả nhà.

Tạp văn: Sâm nam

Ai đã từng sống ở những vùng đất có nhiều gò đồi miền Trung chắc chẳng lạ gì với cây sâm nam - một loài dây leo mọc ở các bụi lùm, trở thành một món ăn dân dã và đã đi vào ca dao với những lời lẽ mộc mạc nhưng chứa đầy yêu thương như câu thơ vừa được dẫn.
Top