banner 728x90

Quyền con người thể hiện bằng chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo trong xây dựng và phát triển đất nước

12/04/2024 Lượt xem: 2411

Ngay sau khi nước nhà độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh tuyên bố “tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”.

Các vị chức sắc Phật giáo và Phật tử dự Đại lễ Phật đản tại Đà Nẵng. Nguồn daidoanket.vn.

Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra ba nguyên tắc cụ thể trong thực hiện chính sách tôn giáo: lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mẫu số chung; không chạm đến đức tin của tôn giáo nói chung và của từng tôn giáo nói riêng; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân.

Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước kế thừa, phát triển, thể chế hóa qua từng thời kỳ, giai đoạn sau luôn tốt hơn giai đoạn trước cả về nội dung và giá trị pháp lý. Từ Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị, Điều 70 Hiến pháp năm 1992, Điều 24 trong Hiến pháp 2013, rồi đến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành 18/11/2016…

Nhờ việc tạo hành pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền của các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam đã trở thành quốc gia đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo. Ước tính có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.

Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” nhằm giúp độc giả trong và ngoài nước hiểu rõ và đầy đủ về chính sách tôn giáo, đời sống tôn giáo ở nước ta. Ảnh Vinh Hà.

Việt Nam hiện có 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tổng số tín đồ các tôn giáo hiện nay khoảng 26,5 triệu, chiếm 27% dân số; hơn 54.000 chức sắc; hơn 135.000 chức việc; hơn 29.000 cơ sở thờ tự; hàng nghìn điểm, nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và trách nhiệm với đất nước.

Theo Tiến sỹ Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, thành tựu đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đã thúc đẩy và tạo đà cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo gắn bó đồng hành cùng dân tộc.

Tổng giám mục Ma-réch Gia-lêu-ski đến chào xã giao Lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Ảnh báo Đảng Cộng sản.

Tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo, tạo sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau giữa cán bộ các cấp và chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sách tôn giáo và chính sách xã hội.

Những năm qua, các tôn giáo đều tăng về số lượng và quy mô hoạt động cả trong nước và quốc tế. Đại bộ phận chức sắc, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ủng hộ sự nghiệp đổi mới của đất nước, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Đây là minh chứng sống động cho thấy mọi thành quả đổi mới đất nước của Việt Nam luôn gắn với việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo baoquocte.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Nghi thức học trò lễ - Nét văn hóa cần giữ gìn

Là một hình thức thi khá mới, song được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thi “Nghi thức học trò lễ” lần thứ II - 2024.

Khám phá Bia đá chùa Đại Bi - Bảo vật Quốc gia ở Hưng Yên

Với chất liệu đá xanh nguyên khối, Bia “Đại bi Diên Minh tự bi” có niên đại thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (năm 1327), dưới triều vua Trần Minh Tông.

Ngôi chùa ‘thiên tạo’ nằm sâu trong hang đá tồn tại hơn 20 thế kỷ, là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Nét đẹp đặc biệt của chùa đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.

Chiêm ngưỡng những nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định

Nam Định từ lâu được biết biết là xứ sở nhà thờ, nơi có những ngôi nhà thờ đẹp nguy nga, thu hút du khách đến khám phá.

Bên trong nhà cổ kiến trúc Hoa gần 100 tuổi ở Sóc Trăng

Nhà gỗ với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách tham quan.

Sắc Đông trên núi Bà Đen

Núi Bà Đen trong tiết trời đầu Đông luôn mang vẻ đẹp thanh thoát, bình yên, thoát khỏi nhịp sống sôi động của thành phố bên dưới. Trong tiết trời đầu Đông, không khí ở ngọn núi này se lạnh, vừa đủ để cảm nhận cái dịu mát lạ lùng, hơi ẩm từ sương còn đọng trên từng chiếc lá, mỗi mỏm đá, khẽ buông mình xuống theo từng cơn gió thoảng qua.

Ngôi chùa rộng hơn 4.000m2 được xây trên hàng trăm cột bê tông, được ví như ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa lưng chừng trời

Chính điện của chùa được xây dựng bên sườn núi, với 120 cột xi măng cốt thép rất kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Top