banner 728x90

Phong tục tập quán Việt Nam - niềm tự hào dân tộc

02/05/2024 Lượt xem: 2386

Các phong tục tập quán Việt Nam được lưu truyền qua nhiều thế hệ và là một phần gắn bó mật thiết với đời sống của chúng ta. Phong tục là những hoạt động sống của con người, được hình thành suốt chiều dài lịch sử và được ổn định thành nề nếp. Tính chất quan trọng của phong tục là tính kế thừa, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các phong tục có thể bị đào thải khi không còn phù hợp với quan niệm hoặc nền sản xuất mới. về tập quán thì được hiểu là phương thức ứng xử trong cộng đồng đã được định hình, tạo thành nề nếp giữa các cá nhân trong cộng đồng. Đặc tính của tập quán là bền vững, khó thay đổi. Như vậy, phong tục tập quán là toàn bộ thói quen thuộc về đời sống của con người, được hình thành từ lâu đời và được một cộng đồng/quần thể công nhận, xem đó như nếp sống được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi địa phương, mỗi quốc gia sẽ có phong tục tập quán khác nhau. 

Dâng hương Đền Hùng
 
Tết Nguyên Đán – Phong tục tập quán Việt Nam đặc trưng: Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam với nhiều giá trị nhân văn, thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Người xưa cho rằng Tết Nguyên Đán là khởi đầu cho chu kỳ canh tác mới, đây là lúc thế hệ con cháu thể hiện lòng tưởng nhớ, tri ân tổ tiên và gắn kết tình làng nghĩa xóm… 
 
Chúng ta cũng thường gọi dịp Tết này là Tết ta để phân biệt với Tết dương lịch. Năm mới Tết đến cũng là thời điểm mà mọi người dân Việt Nam quây quần bên nhau sum vầy dưới mái ấp, trở về với nguồn cội. Theo phong tục tập quán Việt Nam, vào thời khắc giao thừa các gia đình sẽ làm lễ thắp hương cúng gia tiên đón năm mới, cầu may và sức khỏe cho mọi thành viên. 
 
Thờ mẫu Tam phủ, Tứ Phủ: Tam Phủ chỉ ba vị thánh thần: Bà Trời (Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (Mẫu Thoải). Còn Tứ phủ sẽ gồm ba vị Mẫu trên và Mẫu Địa Phủ. Tín ngưỡng thờ cúng các Nữ Thần đã xuất hiện từ cách đây hàng nghìn năm, chẳng hạn như trong phong tục tập quán Việt Nam có thờ các thần như: Chúa Kho, Quan Âm Thị Kính, Liễu Hạnh… Theo quan niệm dân tộc, Thiên nhiên chính là Đức Mẹ và con người là con của thiên nhiên, thế nên chúng ta thờ cúng các Nữ Thần là để Ngài che chở, bảo bọc…
 
Tết Thanh minh: Tết Thanh minh đã xuất hiện từ bao đời trong phong tục tập quán Việt Nam và được xem là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí”. Vào những ngày này con cháu sẽ quây quần bên nhau sửa chữa, làm mới và cúng lễ tảo mộ. Dù không phải là dịp Tết lớn nhưng nét văn hóa này cũng thể hiện sự biết ơn cội nguồn và gắn kết tình cảm gia đình của người Việt. 
 
Tết Trung thu: Phong tục Tết trung thu đã hình thành từ cách đây hàng ngàn năm, mặt Trăng cũng được xem là một biểu tượng thiêng liêng với người Việt. Trăng tròn chính là biểu tượng của sự sum họp, thế nên Tết Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên. Vào dịp này, theo phong tục tập quán Việt Nam mọi người sẽ cùng quây quần bên nhau, ăn bánh trung thu, thưởng trà và trò chuyện. 
 
Lễ hội Đền Hùng: Lễ hội Đền Hùng tại Phú Thọ vẫn thường được gọi bằng cái tên thân thuộc là lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Đây là dịp quan trọng của đất nước, lúc mọi người có thể thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ công ơn dựng nước to lớn của các vua Hùng. Giá trị văn hóa nổi bật cùng tầm ảnh hưởng rộng rãi đã biến lễ hội Đền Hùng thành một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nước ta. 
 
 
Lễ rước kiệu về Đền Hùng
 
Tục ăn trầu: Dân gian ta có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thế nên hình ảnh miếng trầu còn đi đôi với lời chào. Ngoài ra, nó còn là biểu tượng cho sự tôn kính, thường xuất hiện trong các buổi lễ cưới hỏi, lễ thọ, cúng gia tiên… Hơn nữa, tính phổ biến của trầu cũng rất cao, ở mọi tầng lớp giàu nghèo và vùng miền nào bạn cũng sẽ tìm được loại quả này.
 
Lễ hội cầu an bản Mường:  Lễ hội cầu an bản Mường là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Thái và Mường tại các tỉnh miền cao Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán và bao gồm nhiều tục lệ như thịt trâu tế tạ Thần linh, cùng nhiều hoạt động phản ánh đời sống vật chất, tinh thần khác…
 
Tục bó vỏ ống cơm lam của miền Tây Bắc: Cơm lam là món ăn ngon đặc trưng của người Việt, sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp đặt trong ống tre/ống giang/ống nứa và nước chín trên lửa. Dù nhìn có vẻ đơn giản nhưng quá trình nấu cơm lam lại phức tạp, yêu cầu đầu bếp phải canh thời gian thật khéo léo. Theo phong tục tập quán Việt Nam của người Thái, phụ nữ đang ở cữ ăn cơm lam xong sẽ không được vứt đi mà bó vỏ ống lại với nhau của đứa trẻ, thông báo với Thần Chết về một thành viên mới xuất hiện trong gia đình. Nếu không, đứa trẻ chỉ được xem là kẻ “ngụ cư” không được về Mường Then khi tuổi già, sức yếu.
Ban Nghiên cứu văn hóa
Tags:

Bài viết khác

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ (Nghệ An), Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.

Chiếc địu văn hóa đẹp của đồng bào vùng cao

Chiếc địu đã trở thành phong tục, thành nét văn hóa đẹp của đa số đồng bào các dân tộc vùng cao ở Việt Nam. Phong tục này đặc biệt thể hiện rõ nét ở đồng bào Tày, Thái…

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương.

Khám phá Nét Đẹp Về Phong Tục Tập Quán Của Người Khmer

Phong tục tập quán của người Khmer đánh dấu sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa Việt Nam. Làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của quốc gia chúng ta. Từ những nghi lễ lớn như đám cưới và lễ tang, cho đến những hình thức thường ngày. Cùng với đó là việc mặc quần áo truyền thống và ẩm thực đa dạng, mọi thứ đều mang đậm dấu ấn văn hóa riêng của họ. Điều này không chỉ làm cho văn hóa của họ trở nên đặc biệt.

Chuỗi đeo cổ của người Cơ Tu

Cũng như các dân tộc khác sinh sống trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên, từ xa xưa người Cơ Tu đã biết tìm tòi những chất liệu sẵn có trong thiên nhiên hay thông qua trao đổi, buôn bán để có nguyên liệu làm đồ trang sức. Đối với người Cơ Tu, trang sức vừa mang nhu cầu thẩm mỹ vừa ẩn chứa những giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần như tín ngưỡng, phong tục tập quán, tôn giáo…

Độc đáo cây hoa báo hiếu của người Tày Nùng

Cây hoa báo hiếu là một biểu tượng thiêng liêng, ý nghĩa trong cuộc sống tâm linh của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Khi trong gia đình có người mất, con cháu sẽ làm cây hoa báo hiếu để tưởng nhớ và thể hiện tình cảm với người đã khuất. Đây là một trong những phong tục độc đáo mà dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng vẫn gìn giữ đến ngày nay.

Chiếc gùi trong đời sống văn hóa đồng bào Tây Nguyên

Gùi - đối với đồng bào Tây Nguyên - không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống thường nhật như khi đi nương rẫy, đi chợ mua bán, địu con đi chơi…, mà còn là “tác phẩm mỹ thuật” được trang trí nhiều hoa văn, thể hiện đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, gửi gắm bao tâm tư tình cảm của người làm ra nó.

Tục giải hạn "Kẻ Pác cằm" của người Tày, Nùng

Trong đời sống, con người có nhiều mối quan hệ cộng đồng như: gia đình, dòng tộc, hàng xóm... Sống thế nào để hài hòa trong các quan hệ, đó là vấn đề xưa nay nhiều người đề cập đến. Sống khoan dung, độ lượng, chân thật là một trong những nét ứng xử của người Tày, Nùng. Tìm hiểu nét đặc trưng này thông qua tục giải hạn “Kẻ pác cằm” (giải lời nguyền) của người Tày, Nùng ở Cao Bằng.
Top