banner 728x90

Nhạc lễ Phật giáo Nam bộ, nét văn hóa truyền thống

16/04/2024 Lượt xem: 2499

Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống nói chung, đời sống tâm linh nói riêng, một loại hình nhạc lễ hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt trong các nghi lễ Phật giáo. Đây là loại nhạc đi từ dòng nhạc cổ truyền của dân tộc, mang sắc thái dân tộc, được vận dụng một cách sáng tạo, phục vụ đắc lực cho sinh hoạt lễ nghi và các lễ hội Phật giáo. Nhạc lễ Phật giáo - một mảng văn hóa góp phần tạo nên sắc thái riêng, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nghi lễ Phật giáo Nam bộ.

Nhạc lễ Phật giáo, một loại hình nghệ thuật độc đáo, kết hợp giữa nhạc lễ nghi thức với tài năng diễn xướng của các vị sư. Các nhạc công đạt được những khả năng tuyệt kỷ ở những ngón đàn, tay trống... sẽ góp phần to lớn cho sự thành công của buổi lễ, nhưng để thu hút những người mến mộ và tạo được ấn tượng khó phai cho mọi người, các vị kinh sư đóng vai trò cốt yếu. Cố nhiên, không phải ban nhạc lễ nào cũng làm được điều này, và sự thành công đó chỉ có thể được tạo nên từ sự khổ luyện của các nhà sư.

Nhạc lễ phật giáo

Nhạc lễ nói chung, nhạc lễ Phật giáo nói riêng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ, được lưu truyền hàng mấy trăm năm. Có những lúc khó khăn, tưởng chừng không đứng vững, nhưng rồi sức mạnh truyền thống ấy giúp nó đứng lên, tồn tại và phát triển đến hôm nay. Người có công lớn trong việc duy trì, chấn hưng nhạc lễ cổ truyền Nam bộ, trong đó có nhạc lễ Phật giáo, không thể không nói đến Sư Nguyệt Chiếu và người thừa kế là Thượng tọa Thích Thiện Thành ở Bạc Liêu.

Là nhạc lễ Phật giáo, nhưng nhạc lễ kinh sư Nam bộ có những nét rất riêng. Bên cạnh tính chất truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, nhạc lễ Phật giáo Nam bộ mang trong mình nó nhiều yếu tố tiếp biến và dung hợp các dòng văn hóa khác nhau thể hiện khá rõ nét. Ta có thể nhận ra trong nhạc lễ những yếu tố địa lý, dân cư của vùng đất mới, đặc điểm môi sinh xã hội khác với những vùng miền khác của đất nước.

Trong diễn trình lịch sử vùng đất Nam bộ, những yếu tố tự nhiên và xã hội đó đã mang lại sự dung hợp văn hóa, hình thành nên những nét văn hóa mới đa sắc diện, kết tinh từ yếu tố truyền thống của dân tộc và các vùng miền. Người dân Nam bộ đã thể hiện một sự sáng tạo lớn lao trong quá trình tiếp biến văn hóa từ những vùng miền khác nhau và ngay cả chính từ tiền nhân. Những điệu nhạc cung đình, ca ra bộ, hát bội, hò vè, hát ru, và cả Hồ Quảng của người Hoa... từ nhiều nơi hội tụ về đây, tất cả kết tinh lại, tạo nên một sắc thái mới phù hợp với hoàn cảnh và tâm tư của lưu dân Việt trong quá trình mở cõi.

Các nhà nghiên cứu âm nhạc đã đánh giá vai trò của Sư Nguyệt Chiếu mà nêu bật đặc trưng của nhạc lễ Nam bộ, cho rằng “Sư Nguyệt Chiếu đã tạo nên những âm sắc mới phù hợp với hoàn cảnh mới, tâm tình của con người ở vùng đất mới (có thể kể cả yếu tố thiên nhiên, môi trường cảnh quan, hoàn cảnh cộng cư, sự phức hợp về văn hóa và cả điều kiện dung hợp về văn hóa nữa) mà nhạc lễ của Sư Nguyệt Chiếu đóng góp vào kho tàng nhạc lễ cổ truyền Nam bộ có những nét đặc thù: vừa bảo vệ được những yếu tố truyền thống, vừa phát huy tính ưu việt của dòng nhạc dân gian vào dòng nhạc lễ cổ điển, khiến nó vừa thoát khỏi sự gò bó, khô cứng vốn có của nhạc lễ cổ điển (tồn tại ở Bắc bộ).

Nói chung, sức sáng tạo của người Nam bộ đã làm nên một kỳ tích, tạo ra những giá trị văn hóa phi vật thể mà con cháu muôn đời phải tri ân. Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa...”. Phải hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để làm giàu cho cuộc sống hôm nay.

Muốn làm tốt điều này, việc nghiên cứu nhạc lễ Phật giáo nói riêng, nhạc lễ cổ truyền Nam bộ nói chung phải được xem là nhiệm vụ quan trọng và cần kíp của Giáo hội Phật giáo, của các nhà khoa học và của cơ quan chức năng. Trước hết, Giáo hội Phật giáo cần tăng cường đào luyện kinh sư, nhạc công làm hạt nhân tập hợp các thành viên cho ban nhạc lễ. Việc làm này nếu chậm chân sẽ dẫn đến nguy cơ làm tắt dòng chảy bởi sự thất truyền do tác động của thời gian và những tác nhân văn hóa khác.

Ban Nghiên cứu văn hóa

Tags:

Bài viết khác

Di tích Lịch sử - Văn hóa là gì? Tiêu chí, phân loại di tích lịch sử văn hóa

Di tích Lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau:

Những nhạc cụ “thổi hồn” cho Di sản Văn hóa hát Then

Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là "điệu hát thần tiên", điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong hát Then, đàn Tính và chùm Xóc Nhạc là hai loại nhạc cụ không thể thiếu. Hai loại nhạc cụ này vừa có chức năng giữ nhịp, đệm cho hát, vừa có khả năng diễn tấu linh hoạt, đặc biệt còn được sử dụng như đạo cụ trong những điệu múa Then.

Điều kiện di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia

Theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, việc phân loại di tích lịch sử và văn hóa phải dựa trên những điều kiện về giá trị lịch sử và văn hóa. Các điều kiện này được quy định rõ ràng nhằm xác định và bảo vệ các di tích có giá trị quan trọng đối với quốc gia và dân tộc. Cụ thể, các di tích được phân loại dựa trên bốn điều kiện cơ bản:

Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích lịch sử Việt Nam đã được phân thành ba cấp khác nhau, nhằm phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của chúng. Đây là một dạng di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình hoặc địa điểm đó.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý có thể hiểu là vấn đề chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, các bạn ngành Trung ương và địa phương. Theo Từ điển Luật học, phân cấp quản lý được định nghĩa là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật…

Lễ Hội Hoa Ban: Nét đẹp văn hóa vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Lễ hội Hoa Ban là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa các giá trị truyền thống và sự phát triển hiện đại. Với vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Hoa Ban hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước với tính chất là một hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành có tính tổ chức chặt chẽ, được thực hiện trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.
Top