Lễ giỗ tổ Hùng Vương
Ngày giỗ làng tức là ngày thành kỵ - ngày giỗ các vị thần, ngày kỷ niệm các vị thần đã qua đời.
Trong những ngày thần kỵ, các làng thường mở hội để dân làng múa vui, nhất là ngày thần kỵ lại nhằm vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Giỗ các vị thần chỉ có một ngày, nhưng hội hè đình đám thường kéo dài dăm bảy ngày mới hết.
Trong những ngày này, có tế lễ rước xách và có những trò vui, theo tục lệ của từng vùng cho dân giải trí. Thường có những nghi thức chính:
Lễ mở cửa đình: Đình hàng ngày vấn đóng cửa, chỉ có cửa hai bên mở để thiện nam tín nữ vào cúng tế. Nhân dịp này, đình được quết tước lau chùi lại cùng các tự khí. Lễ này bắt đầu cho ngày hội, và kể từ ngày đó đã có cúng lễ rồi.
Lễ mộc dục - tức lễ tắm rửa tượng của thần linh. Những pho tượng này thờ trong hậu cung, nay nhân ngày thần kỵ, dân làng cử người chay tịnh mở khám để làm lễ mộc dục. Nhiều nơi lễ được cử hành rất long trọng. Tế lễ. Lúc tế lễ có đọc văn tế, kể lại công trạng lúc sinh thời của thần linh với tất cả những chức tước được ban phong. Văn tế sau khi đọc xong dân làng đốt ngay trong buổi lễ, rồi mới lần lượt theo tuổi vào lễ trước bàn thờ.
Rước xách - Trong những ngày thần kỵ, thường có rước xách từ miếu là nơi thường ngày thần linh tại vị, tới đình, từ đình tới chùa, từ chùa về đình rồi lại từ đình tới miếu. Lúc rước, kiệu thần được khiêng đi trước với đủ cờ quạt, tán lọng. Lại có cả đồ tự khí bát bửu đàn bày. Có phường bát âm cử nhạc, có trống lớn điểm, có chiêng vang.
Diễn lại thần tích - một điều quan trọng trong ngày thần kỵ là diễn lại thần tích. Ví dụ, làng Phù Đổng diễn lại sự tích Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân. Người ta diễn lại thần tích để dân chúng cùng tưởng niệm tới thần linh mà lòng kính trọng đối với các ngài.
(Theo Từ điển Lễ tục Việt Nam,
NXB Văn hóa Thông tin, 1996)