banner 728x90

Hội Bảo tồn Di sản văn hóa và Du lịch tâm linh tỉnh Khánh Hoà tổng kết công tác năm 2023

26/03/2024 Lượt xem: 2539

Sáng 13.1, Hội Bảo tồn Di sản văn hóa và Du lịch tâm linh tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đến dự có PGS.TS Lê Văn Toàn - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, Thạc sĩ Trịnh Văn Khoa – Viện trưởng Viện Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; ông Nguyễn Văn Thiện – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh cùng đại diện các sở, ngành trong tỉnh và hội viên của Hội

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân

Hội Bảo tồn Di sản văn hóa và Du lịch tâm linh tỉnh có 125 hội viên và 21 đoàn dân vũ dân gian thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu. Năm 2023, Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan thực tế các di sản văn hóa trong và ngoài nước như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Am Chúa, di sản văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Festival Văn hóa quốc tế Seoul năm 2023 tại Hàn Quốc, Festival Văn hóa quốc tế Ấn Độ năm 2023. Bên cạnh đó, Hội đã tổ chức lễ Vu lan báo hiếu; thăm và tặng quà cho nghệ nhân nhân dân Trần Rí và một số hộ nghèo ở xã Vạn Bình (huyện Vạn Ninh), xã Diên Xuân (huyện Diên Khánh), xã Vĩnh Thái (TP. Nha Trang); thăm và tặng 100 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam huyện Khánh Vĩnh nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27.7. Đồng thời, tham gia ban tổ chức và ban giám khảo Hội thi Tìm hiểu Di sản văn hóa tỉnh Khánh Hòa lần thứ V năm 2023, ban tổ chức Lễ hội Tháp Bà, tham gia trình diễn tại Hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý nghệ thuật bài chòi ở Khánh Hòa…

Năm 2024, Hội sẽ tiếp tục hoạt động tuyên truyền di sản văn hóa Khánh Hòa đến các tầng lớp nhân dân và du khách trong nước, quốc tế; tham gia lễ hội Tháp Bà, hội thi Tìm hiểu di sản văn hóa; tổ chức cho hội viên tham quan di sản văn hóa ngoài tỉnh; kiểm tra hoạt động các đoàn dân vũ dân gian thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y ANa là hội viên của Hội…

Thạc sĩ Trịnh Văn Khoa – Viện trưởng Viện Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam trao quyết định thành lập cho 7 đoàn dân vũ dân gian

Tại hội nghị, Hội Bảo tồn Di sản văn hóa và Du lịch tâm linh tỉnh đã trao thẻ hội viên danh dự cho PGS.TS Lê Văn Toàn – Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; trao quyết định kết nạp mới 7 đoàn dân vũ dân gian và trao quyết định kết nạp 7 hội viên mới, trao thẻ cho 31 hội viên.

Dịp này, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tặng giấy khen cho 1 tập thể và 3 cá nhân; Hội Bảo tồn di sản văn hóa và du lịch tâm linh tỉnh tặng giấy khen cho 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2023.

Tags:

Bài viết khác

Quá trình thâm nhập và phát triển của Phật giáo tại Việt Nam

Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên. Luy Lâu, trụ sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một trung tâm phật giáo quan trọng. Từ đây, có những người như Khương Tăng Hội (gốc Trung Á) hoặc Ma-ha-kì-vực (Mahajivaka, nhà sư Ấn Độ), đã đi sâu vào Trung Hoa truyền đạo. Sau này, khi trả lời vua Tùy Văn Đế về tình hình Phật giáo Giao Châu, nhà sư Đàm Thiên đã nói rằng: “Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc.

Vài nét về Phật giáo Lý – Trần

Đạo Phật thời Lý – Trần là đạo Phật của từ bi và trí tuệ, là hai đức hạnh hàng đầu của Phật giáo. Tinh thần từ bi của Phật giáo thời Lý – Trần là đường lối trị nước bằng đức trị, còn hành trí tuệ là không hướng đến giải quyết các vấn đề thuần túy lý luận hay là siêu nghiệm, mà hướng tới giải quyết các vấn đề rất cụ thể, rất bức xúc, có tầm quan trọng đối với đời sống con người và trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước.

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Nguồn gốc và ý nghĩa lá bồ đề trong Phật giáo

Cây bồ đề được xem là biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo, có liên quan mật thiết tới quá trình hạnh ngộ của Thái tử Tất Đại Đa. Theo phong thủy, lá bồ đề mạ vàng có thể giúp gia chủ gặp nhiều vận may, cơ hội trong cuộc sống, công việc.

Huyền thoại về Bồ Đề Đạt Ma – Vị Phật tổ gánh một chiếc dép đi khắp thế gian

Trong 28 đời Tổ sư Thiền tông của Ấn Độ, Bồ Đề Đạt Ma là tổ cuối cùng của nước Ấn Độ và là Tổ có công lao to lớn đưa dòng thiền về các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Xung quanh hình ảnh vị Phật tổ gánh chiếc dép đi khắp nhân gian có rất nhiều huyền thoại bí ẩn...

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Những tấm dệt đan sắc núi rừng

Giữa sắc thẫm của đại ngàn Trường Sơn, đây đó nổi lên màu trắng của những dải mây vành khăn ở lưng chừng núi, màu đỏ của hoa gạo, hoa chuối, màu xanh của cây cỏ, màu vàng của lá úa rơi rụng, hay màu tím của hoàng hôn, màu của những tia nắng tán sắc cuối chân trời khi chiều muộn… Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mà người Tà Ôi ở không gian sống của chính tộc người mình
Top