Hò là một loại hình nghệ thuật dân gian do người dân lao động sáng tạo ra và được ưa chuộng ở nhiều nơi, nhiều vùng miền của Việt Nam. Những điệu hò ngọt ngào, độc đáo là di sản văn hóa phi vật thể tuyệt vời của dân tộc, là kho tàng quý báu lưu giữ bản sắc và văn hóa Việt.
Những câu hò là di sản văn hóa phi vật thể của nước ta, đều có mỗi quan hệ mật thiết với ca dao, tục ngữ. Ta thường nghe thấy thơ luôn đi đôi với ca, thơ ca chính là một sự kết hợp hoàn hảo dễ dàng chạm tới tim người nghe và những câu hò cũng vậy, đó chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa ca dao, tục ngữ với âm điệu, nhạc điệu, diễn xướng và âm hưởng riêng để tạo nên những nét đặc trưng riêng. Là một trong các di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta.
Hò Ví Giặm tự hào là di sản văn hóa phi vật thể được Unesco công nhận
Ca dao, tục ngữ thường được đúc kết từ kinh nghiệm, tri thức, từ quá trình làm việc hoặc là những câu từ thể hiện tâm tư, tình cảm của những người dân lao động. Chính vì vậy mà những điệu hò rất gần gũi với người dân, dễ nhớ được lời và dễ dàng đi sâu vào lòng người.
Hò có thể được chia làm 3 hình thức chính: hò nghi lễ, hò sinh hoạt và hò trữ tình. Mỗi miền Nam, Bắc đều có đặc trưng riêng và không giống nhau do hoàn cảnh xã hội khác nhau tại 2 miền. Nếu như những câu hò ở miền Bắc trau chuốt, mượt mà, ý nhị thì những câu hò ở miền Nam lại tràn đầy vẻ phóng khoáng, vui tươi, hào sảng.
Ví Giặm là di sản văn hóa được Unessco công nhận là một loại hình dân gian đặc biệt gắn liền với người dân Nghệ - Tĩnh nên trong những câu hò Ví Giặm ta sẽ thường thấy nhiều câu có sử dụng khẩu ngữ địa phương. Những câu hò thường mang nhiều đề tài về thiên nhiên, quê hương, làng xóm, thể hiện tâm tư, tình cảm diễn đạt bằng những ngôn từ hoa mỹ, trau chuốt nhưng vẫn giữ được nét tế nhị, kín đáo, mang nhiều ẩn ý sâu xa. Ở Nam Bộ, cuộc sống người dân gắn liền với sông nước, nên những câu hò Nam Bộ có rất nhiều hình ảnh về các con sông, ao, hồ, kênh, rạch, tôm cá, thuyền bè. Những câu hò Nam Bộ thể hiện sự sảng khoái, bộc trực, đơn giản ít câu nệ những vẫn rất chân tình, gần gũi, hóm hỉnh.
Câu hò gắn liền với sông nước ở miền Nam
Mỗi miền có những câu hò và giai điệu khác nhau nhưng đều đặc sắc và ẩn chứa những khát khao, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của những con người lao động thật thà, chất phác, yêu đời.
Hò là một trong các di sản văn hóa phi vật thể quý báu của Việt Nam. Không giống như các môn nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu thường thấy, tư tưởng gắn bó đoàn kết mọi người dân lao động với nhau, diễn xướng trong hò dân gian là một hình thức kết nối tất cả những người tham gia tại nơi trình diễn.
Văn hóa diễn xướng là nét đặc sắc trong hò dân gian
Diễn xướng hò là một di sản văn hóa được thể hiện theo hình thức xướng – xô, là sẽ có một người hát xướng, những người còn lại phụ họa đáp lại gọi là xô. Về mặt cấu trúc, thời gian hò thường sẽ có 3 giai đoạn, là hò đố, hò huê tình, hò chia tay. Mỗi một câu hò lại có 3 phần: mở đầu là hò lấy hơi, lấy giọng (hò....ơ…….), tiếp theo là hò lời chính, cuối cùng là đoạn hò ngân dài.
Không gian diễn xướng của hò Ví Giặm thường là ở trên cạn hoặc trên sông, do địa hình khí hậu ở miền Bắc trung bộ khắc nghiệt hơn nên các điệu hò trên cạn thường gặp nhiều hơn, một số điệu hò nổi tiếng là: ví phường vải, ví phường nón, ví phường cấy, ví phường gặt, ví xay lúa, ví phường đan… Còn một số điệu hò trên sông là: Ví đò đưa sông La, Ví đò đưa sông Lam, Ví đò đưa nước ngược; Ví đò đưa chuyển phường vải. Hò Ví Giặm thường được tổ chức có quy mô, có các cuộc thi và địa chỉ cụ thể và có sự góp mặt của nhiều nhà Nho, học sĩ nổi tiếng.
Hò đối đáp Nam Bộ, một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể của người dân nơi đây
Ở Nam Bộ thì ngược lại, do người dân nơi đây gắn liền với sông nước, kênh rạch nên những điệu hò trên sông vô cùng phổ biến như: hò kéo chài, hò kéo lưới, hò chèo đò, hò chèo thuyền, hò chèo ghe… Do cuộc sống gắn liền với sông nước, khó cố định nên hò Nam Bộ thường mang tính tự phát, ngẫu hứng, có hò ca lẻ và đối đáp.
Hò là một loại hình nghệ thuật tiêu biểu, là di sản văn hóa quý báu của nhân dân ta nói riêng và của thế giới nói chung rất cần được trân trọng, bảo tồn, lưu truyền và phát triển.
Ban nghiên cứu Văn hóa