banner 728x90

Hai bảo vật quốc gia ở ngôi cổ tự nổi tiếng linh thiêng

01/10/2024 Lượt xem: 2427

Chùa Thiên Mụ không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cổ có cảnh đẹp nhất xứ Huế mà còn lưu giữ 2 bảo vật quốc gia, thu hút đông đảo du khách tham quan.

Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là Linh Mụ) nằm trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, thuộc địa phận phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, do chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Đây là 1 trong 20 thắng cảnh (Thần Kinh Nhị Thập Cảnh) nổi tiếng xứ Huế, với bài thơ "Thiên Mụ chung thanh" do vua Thiệu Trị sáng tác, được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.

Khu phía trước là các kiến trúc mang tính biểu tượng, gắn với lịch sử hình thành, như: Hệ thống bậc cấp, 4 trụ biểu, nền đền Hương Nguyện, tháp Phước Duyên; 2 lầu bia hình tứ giác, bên trong chứa 2 văn bia khắc những tác phẩm văn học do vua Thiệu Trị sáng tác; 2 lầu hình lục giác, bên trong chứa 2 Bảo vật quốc gia.

Ngoài ra còn có 1 tấm văn bia khác ở trước mặt cổng Tam Quan, bia khắc thơ và lời tựa của vua Khải Định, dựng năm 1920.

Nổi tiếng nhất ở quần thể chùa Thiên Mụ là tháp Phước Duyên, cao 21m, gồm 7 tầng, được xây dựng năm 1884. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật, thậm chí trước đây còn có tượng bằng vàng.

Không gian phía sau cổng Tam Quan là các công trình kiến trúc điện thờ, nhà tăng, như: Điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm, nhà Trai, nhà khách, vườn hoa, vườn thông.

Trên tầng 2 cổng Tam Quan có bức tranh vẽ một con rồng lớn với nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt, ngự trị giữa bầu trời có nhiều mây nhưng đã bị che kín bằng lớp gỗ màu đỏ vì nhiều lý do khác nhau. Đây cũng là nơi thờ chúa Nguyễn Hoàng và bà Thiên Mụ.

Trong ngôi cổ tự Thiên Mụ có nhiều cổ vật quý giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật, trong đó có 2 Bảo vật quốc gia, là: Quả chuông Đại Hồng Chung và tấm bia đá khắc bài "Ngự kiến Thiên Mụ tự" của chúa Nguyễn Phúc Chu nói về việc tôn tạo chùa. Hai cổ vật này được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2013.

Theo Bảo tàng Lịch sử quốc gia, chúa Nguyễn Phúc Chu, một người rất tôn sùng đạo Phật, cho đúc quả chuông bằng đồng cao 2m50, nặng 3.285 cân (hơn 2 tấn) vào năm 1710, khắc một bài minh trên đó.

Đến năm 1715, chúa lại cho dựng tại chùa một tấm bia cao 2m60, rộng 1m25, trên đế rùa cẩm thạch. Chúa đích thân viết bài minh văn "Ngự kiến Thiên Mụ Tự" và cho khắc vào bia.

Bia "Ngự kiến Thiên Mụ Tự" là một tác phẩm điêu khắc đá đặc sắc của Việt Nam vào đầu thế kỷ XVIII với kích thước đồ sộ nhất trong các bia đá thời chúa Nguyễn. Hình thức trang trí và kỹ thuật chạm khắc trên bia phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật thời Lê - Trịnh, đồng thời có những nét riêng của phong cách bia thời Nguyễn với những đặc điểm mang giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử.

Đặc biệt, trên bia có khắc dấu ấn Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo (ấn truyền quốc của các chúa Nguyễn, sau này là các hoàng đế triều Nguyễn), ở hai vị trí: Trán bia và thân bia. Theo Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ấn Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1709.

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận ấn Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo là Bảo vật Quốc gia.

Chùa Thiên Mụ nằm ở đoạn sông Hương uốn lượn, xuôi về phía hạ nguồn nơi có những cây cầu nổi tiếng của xứ Huế.

Cảnh đẹp và nét cổ kính của chùa Thiên Mụ thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước tham quan, chiêm bái.

Nguồn: dantri.com.vn

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nghi thức học trò lễ - Nét văn hóa cần giữ gìn

Là một hình thức thi khá mới, song được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công hội thi “Nghi thức học trò lễ” lần thứ II - 2024.

Khám phá Bia đá chùa Đại Bi - Bảo vật Quốc gia ở Hưng Yên

Với chất liệu đá xanh nguyên khối, Bia “Đại bi Diên Minh tự bi” có niên đại thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (năm 1327), dưới triều vua Trần Minh Tông.

Ngôi chùa ‘thiên tạo’ nằm sâu trong hang đá tồn tại hơn 20 thế kỷ, là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Nét đẹp đặc biệt của chùa đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.

Chiêm ngưỡng những nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định

Nam Định từ lâu được biết biết là xứ sở nhà thờ, nơi có những ngôi nhà thờ đẹp nguy nga, thu hút du khách đến khám phá.

Bên trong nhà cổ kiến trúc Hoa gần 100 tuổi ở Sóc Trăng

Nhà gỗ với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách tham quan.

Sắc Đông trên núi Bà Đen

Núi Bà Đen trong tiết trời đầu Đông luôn mang vẻ đẹp thanh thoát, bình yên, thoát khỏi nhịp sống sôi động của thành phố bên dưới. Trong tiết trời đầu Đông, không khí ở ngọn núi này se lạnh, vừa đủ để cảm nhận cái dịu mát lạ lùng, hơi ẩm từ sương còn đọng trên từng chiếc lá, mỗi mỏm đá, khẽ buông mình xuống theo từng cơn gió thoảng qua.

Ngôi chùa rộng hơn 4.000m2 được xây trên hàng trăm cột bê tông, được ví như ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa lưng chừng trời

Chính điện của chùa được xây dựng bên sườn núi, với 120 cột xi măng cốt thép rất kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Top