banner 728x90

Đồng Tháp: Sẽ có một “Làng tre Việt Nam” tại Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng

29/03/2024 Lượt xem: 2365

Rừng Tràm mùa nước nổiRừng Tràm mùa nước nổi (Ảnh: PV) 

Du thuyền trên kênh rạchDu thuyền trên kênh rạch (Ảnh: PV)

Vào mùa nước nổi từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, những cánh đồng sen bạt ngàn đỏ tím, từng đàn cò trắng chao lượn tìm mồi, những chú cồng cộc, le le, vịt trời, diệc, điên điển, nhấp nhô trên mặt nước… 

Những cánh đồng sen đỏ tím hút hồn du kháchNhững cánh đồng sen đỏ tím hút hồn du khách (Ảnh: PV) 

Nhiều loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ tại Khu Du lịch Sinh thái Gáo GiồngNhiều loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ tại Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng (Ảnh: PV)

Trong tương lai không xa, khu du lịch sinh thái này sẽ còn khoác lên mình màu áo mới, một “Làng tre Việt Nam” với tên gọi: “Bộ sưu tập Tre Việt Nam”, “mê cung tre”. 

Làng tre Gáo Giồng được đầu tư xây dựng theo mô hình làng tre Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình DươngLàng tre Gáo Giồng được đầu tư xây dựng theo mô hình làng tre Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (Ảnh: Internet)

Với mục đích bảo tồn thực vật, bảo tồn hệ sinh thái tre Việt Nam, góp phần đa dạng hóa sinh học, bảo vệ nguồn tài nguyên và phát triển rừng, đồng thời phục vụ phát triển du lịch, tạo sự giao lưu văn hóa, thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, mới đây UBND huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đã chính thức phê duyệt điều chỉnh dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Du lịch Gáo Giồng”, trong đó điểm nhấn là “Làng tre Việt Nam” 

Thuyền du lịch đưa khách tham quanThuyền du lịch đưa khách tham quan (Ảnh: PV) 

Với diện tích gần 24 ngàn mét vuông, “Làng tre Việt Nam” của Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng sẽ quy tụ 125 loại tre với 1358 bụi trồng mới trên nền sa hình mô phỏng bản đồ Việt Nam (mỗi bụi từ 1 đến 3 cây), khoảng cách giữa các bụi từ 03- 10 m. 

Làng tre Gáo Giồng được xây dựng mô phỏng theo làng tre Phú An- tỉnh Bình DươngLàng tre Gáo Giồng được xây dựng mô phỏng theo làng tre Phú An- tỉnh Bình Dương (Ảnh: Internet)

Tổng thể Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng được chia thành bốn khu với trên 70 km kênh phân lô, 20 km đê bao khép kín. “Làng tre Việt Nam” xuất hiện nổi bật giữa một vùng sông nước mênh mang, sẽ là điểm nhấn du lịch và là nơi lưu trữ và phát triển hơn 100 mẫu tre nứa khác nhau. Trong đó hầu hết là giống tre Việt Nam. Trong tương lai, nơi đây cũng sẽ là cơ sở nhân giống, lưu trữ và phát triển tre Việt Nam của tỉnh Đồng Tháp. 

Quang cảnh Khu Du lịch Sinh thái Gáo GiồngRừng Tràm bao phủ một màu xanh ngắt giữa mênh mang sông nước (Ảnh: PV) 

Quang cảnh Khu Du lịch Sinh thái Gáo GiồngMột cảnh Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng (Ảnh: PV) 

Đến với Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng du khách sẽ được thưởng thức tiếng đàn ca vọng cổ cùng các món ăn miệt vườn dân dã đặc sản miền Tây ngon nức tiếng như: Cá lóc nướng trui cuốn đọt sen, rắn nướng mọi, ốc nướng tiêu, lá sâu nhái chấm với mắm me, mắm kho với rau dừa, rau mát, bông súng hay canh chua bông điên điển cá linh... 

Đặc sản miền Tây mùa nước nổiĐặc sản miền Tây mùa nước nổi (Ảnh: PV) 

Du khách thưởng thức đặc sản tại Khu Du lịch Sinh thái Gáo GiồngDu khách thưởng thức đặc sản tại Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng (Ảnh: PV) 

Đặc sản miền Tây mùa nước nổiĐặc sản miền Tây mùa nước nổi (Ảnh: PV) 

Một ly rượu nồng ấm bên người thân, một không gian tĩnh lặng yên bình mênh mang sông nước sẽ làm du khách quên đi những lo toan bộn bề cuộc sống, nhẹ lòng thả trôi những ưu tư, phiền muộn theo con nước… Cảm xúc sâu lắng nhẹ nhàng sẽ đọng mãi trong ký ức mỗi người dù chỉ một lần đặt chân đến nơi đây./. 

Quang cảnh Khu Du lịch Sinh thái Gáo GiồngQuang cảnh Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng (Ảnh: PV) 

Quang cảnh Khu Du lịch Sinh thái Gáo GiồngQuang cảnh Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng (Ảnh: PV) 

Quang cảnh Khu Du lịch Sinh thái Gáo GiồngQuang cảnh Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng (Ảnh: PV)

Đào Quốc Thịnh

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát, giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Nghề đan võng ngô đồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm (đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một di tích tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng cấp quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với "Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba" trên địa bàn.

Tháp Bình Sơn - Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay

Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, điểm đến tâm linh của khách thập phương

Những ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân mà còn là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, mỗi ngôi chùa đều mang một nét đặc trưng riêng biệt và lịch sử lâu đời.

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.
Top