banner 728x90

Đồng bào các tôn giáo bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

05/05/2024 Lượt xem: 2380

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật. Đến nay, Nhà nước ta đã công nhận 43 tổ chức tôn giáo, khoảng 27 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước...

​​​​​Tôn giáo Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản

Từ khi Đảng ta lãnh đạo cách mạng đã luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước, đã ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của Nhân dân, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo để xây dựng và phát triển đất nước.

Hơn 70 năm qua, thực hiện quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Việt Nam đã chiến thắng kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Quan điểm tư tưởng đó được Đảng, Nhà nước ta thể chế bằng các văn bản pháp luật, để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ và bảo đảm ngay trên thực tế, như Sắc lệnh số 234/SL, ngày 14/6/1955 gồm 5 chương, 16 điều, quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của chức sắc tôn giáo và tín đồ về hoạt động tôn giáo tại Việt Nam “Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo như nhà thờ, chùa, thánh thất, trường giáo lý... Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ của người công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…”.

​Tín đồ đạo Cao Đài thực hành nghi lễ

Trong tiến trình cách mạng của đất nước, để khẳng định chính sách nhất quán, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân, được khẳng định trên nguyên tắc Hiến định tại các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980,1992 đến Hiến pháp năm 2013 được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, tiệm cận luật pháp quốc tế và Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, năm 1966 (ICCPR) mà Việt Nam đã tham gia thành viên, nhằm bảo đảm cho mọi người được thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng tốt hơn trên thực tế bằng các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH 11 “Quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo”; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh; Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan đến tôn giáo.

Với sự nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tình hình đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phong phú, đa dạng, số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng. Qua thống kê cho thấy, đến nay chính quyền đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau… Bên cạnh đó, hàng năm có trên 8.000 nghìn lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo, với hàng vạn tín đồ tham gia; các tổ chức, cá nhân tôn giáo được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện xã hội, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, các tổ chức tôn giáo có trên 500 cơ sở khám chữa bệnh, trên 800 cơ sở bảo trợ xã hội, với 300 trường mầm non...

Như vây, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện hoạt động thuận lợi như hiện nay, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, chức sắc, chức việc, tín đồ ngày càng đông, cơ sở thờ tự ngày càng khang trang, việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tăng cường giao lưu, học tập, trao đổi các đoàn với các tổ chức tôn giáo trên thế giới.

Tham dự các sự kiện tôn giáo do các tổ chức tôn giáo Việt Nam tổ chức, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK, với trên 1.000 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, hàng vạn quần chúng nhân dân tham dự; Lễ hội của Công giáo, Tin lành, như Đại hội đồng Giám mục Á châu; Lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam; với Liên minh châu Âu (EU) phối hợp tổ chức hội thảo: Tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những kinh nghiệm quốc tế được chia sẻ”, Đối thoại “Liên tín ngưỡng ASEM lần thứ VI”...

Có thể nói, chính sách, pháp luật đã tạo điều kiện để các tôn giáo tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia các đoàn thể chính trị - xã hội, tham gia vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề, từ thiện xã hội; tham gia các phong trào thi đua yêu nước; xây dựng nông thôn mới… bảo đảm quyền tự do tôn giáo chính đáng của Nhân dân Việt Nam. Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định, động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Đảng, Nhà nước chủ trương xoá bỏ mặc cảm, định kiến, không phân biệt đối xử về thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tôn trọng ý kiến khác nhau, không trái với lợi ích đất nước, dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, vì sự ổn định, phát triển của đất nước.

Ban Nghiên cứu xã hội

 

Tags:

Bài viết khác

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Từ quốc gia cho đến các tổ chức trong xã hội, đều phải có một biểu tượng, cờ chính là một trong những biểu tượng. Phật Giáo không nằm ngoài quy ước đó. Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được tất cả Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc và văn học

Đạo Công giáo đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc nhà thờ tráng lệ, hội họa tôn giáo, âm nhạc cổ điển đến những tác phẩm văn học kinh điển.

Tứ đại thiên vương trong đạo Phật

Tứ đại thiên vương được xem là những người canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ, tứ đại thiên vương đều là những vị thần có pháp lực vô cùng cao cường.

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Tây Ninh

Trong các kinh sách Phật giáo thường nhắc đến Thiện Trụ Long Vương, Nan Đà, Bạt Nan Đà Long Vương, A Nậu Đạt Long Vương… đều là những Long Vương theo Phật pháp Đại thừa, tinh tấn tu hành.

Nét độc đáo trong lễ Kỳ yên ở đình làng Trảng Bàng

Quá trình hình thành và phát triển, Trảng Bàng là nơi hội tụ của nhiều tộc người, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

Các nghi lễ trong lễ hội

Do sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa, nhất là về tín ngưỡng, tôn giáo đưa đến và quy định nên người Việt có rất nhiều lễ hội, diễn ra quanh năm ngày tháng, ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một sự độc đáo riêng có. Tuy nhiên, về nghi lễ, các lễ hội đều thực hiện nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội.

Ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời, để tỏ lòng thương nhớ người đã khuất, đó là cách tốt nhất để con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Bởi vậy, dù là lương hay giáo thì tất cả đều làm giỗ, trong từng chi tiết có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại đều tỏ lòng hiếu nghĩa mà không trái với đạo giáo.

Đôi nét về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Nam Bộ

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Top