banner 728x90

Đời sống tâm linh của dân tộc Chăm

12/05/2024 Lượt xem: 2376

Trong suốt bề dày lịch sử từ cuối TK II cho đến nay, người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật vô cùng rực rỡ. Dọc dải đất đồng bằng duyên hải miền Trung nhiều di tích đền tháp cổ kính rất giá trị về mặt kiến trúc và điêu khắc tuyệt đẹp. Các khu đền tháp này vốn là những trung tâm tôn giáo và tâm linh của dân tộc Chăm. Người Chăm đã sáng tạo, xây dựng được nền văn hóa dân gian đặc sắc. Một trong những nét độc đáo đó là điệu múa dâng thần linh. Có thể nói, đối với người Chăm, trong quá khứ cũng như hiện tại, múa là linh hồn, là cuộc sống của cả cộng đồng, là một trong những bản sắc không thể thiếu của cư dân Chăm.

​​​​​​Múa dân gian Chăm Pa

Theo đó, trong nghệ thuật Chăm không còn là một nghệ thuật mang yếu tố trình diễn đơn thuần, mà thoát tục trở thành nghệ thuật mang tính linh thiêng. Nghệ thuật ca múa nhạc trở thành cầu nối giữa thế giới trần tục với thế giới vô hình, là nơi truyền tải tư tưởng, tình cảm và khát vọng của con người với thần linh.

Theo thống kê, người Chăm có tất cả 80 điệu múa và tương ứng với từng điệu múa là 80 vị thần của họ và người Chăm có khoảng 75 bài hát lễ về các vị thần trong các lễ hội, những bài hát lễ này thường có kết cấu chung chia ra làm ba phần: phần mở đầu là hát thỉnh mời các thần, phần giữa là hát về tiểu sử, công trạng các vị thần và phần cuối hát tiễn các thần về thượng giới đồng thời cầu khấn, mong sự độ trì của các thần.

Các bài hát lễ này cũng được phân ra làm hai nhóm: các bài hát của thầy Kadhar thường được hát trong các nghi lễ ở đền tháp như Katé, Chabun, lễ Puis, Payak; và, các bài hát của thầy Maduen thường được hát trong các dịp lễ Raja như Raja Nagar, Raja Proang, Raja Harei, Raja Dayep

Chính vì tính chất linh thiêng của các bài hát lễ, mà người chủ lễ, người hát lễ trong các nghi lễ này là thầy Kadhar và thầy Maduen luôn là những vị chức sắc, với hệ thống phẩm cấp nhất định (đứng đầu hệ thống này là các Kadhar gru và Maduen gru), có trang phục riêng, phải kiêng cữ trong đời sống và thực hiện những nghi lễ khi muốn vào hệ thống hay lên cấp, lên chức.

Kèm theo các bài hát là các nhạc cụ, cấu thành hệ thống nhạc lễ Chăm, trong đó, đàn Rabap thường do thầy Kadhar sử dụng và trở thành vật tổ của hệ phái Kadhar, trong khi trống Baranang thường do thầy Maduen vỗ trong các nghi lễ, nên trở thành vật tổ của thầy Maduen thường xuất hiện trong gian thờ tổ ở các lễ Raja. Như vậy, đàn Rabap và trống Baranang, không còn là những nhạc cụ đơn thuần, nó đã trở thành phương tiện giao kết với thần linh, những âm thành của nó đã đánh thức cả giới linh thiêng.

Bên cạnh nhạc lễ là những điệu múa lễ, gắn với việc tái hiện hình ảnh thần linh theo tín ngưỡng Saman giáo (lên đồng, múa bóng) như muốn nhắn gửi và nguyện cầu đến giới thần linh giúp con người vượt qua mọi tai ách, mọi khắc nghiệt của tự nhiên, cho mưa thuận, gió hòa… Như vậy, các điệu múa tín ngưỡng thường được múa trong các lễ Raja hay trong lễ Puis, Rayak. Đây là những điệu múa linh thiêng và bắt buộc phải do những chức sắc phải kiêng cữ trong đời sống và phải thực hiện các nghi thức thụ phong nếu muốn tham gia múa lễ trong các dịp Raja của cộng đồng.

Những điệu múa của thầy Ka-ing thường là sự tái hiện hình ảnh của các vị thần, khi mà thầy Maduen hát đến vị thần nào, thì thầy Ka-ing phải múa tương ứng theo hình ảnh vị thần đó, vì vậy một hoặc nhiều vị thần thường có các điệu múa lễ khác nhau, với các đạo cụ khác nhau. Chẳng hạn, khi múa về thần Po Tang, Po Gahlau,.. thì múa nhịp chân và sử dụng đạo cụ là quạt hoặc một khăn màu đỏ, khi múa về Po Riyak, Po Tang Ahoak thì múa chèo thuyền, múa cho thần Haniim Par thì lúc đầu múa nhồn chân, sau đó múa đạp lửa, tức là đạp tắt đống lửa bên ngoài nhà lễ, nhằm xua đi những xấu xa, nắng hạn trong năm…

Muk Raja hay vũ sư cũng là một chức sắc dân gian thường thực hiện các điệu múa trong các lễ Raja Proang, Raja Dayep, bên cạnh thầy hát lễ, vỗ trống Maduen. Trong lễ Raja Proang, mở đầu người ta sẽ làm lễ Pok Raja (tôn chức vũ sư) cho bà Raja, sau đó bà mới thực hiện các lễ múa mừng bằng các điệu múa hoàng tử, múa đội khay trầu, múa đánh đu… Bên cạnh bà Raja, đội ngũ chức sắc dân gian thực hiện các diệu múa lễ còn có bà Pajau (bà bóng) thường xuất hiện trong các lễ Puis, Payak cùng với các thầy Kadhar, trong những dịp này bà Pajau chủ yếu thực hiện các điệu múa ngậm lửa, múa ru con, múa cho con ăn…

​​​​​Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm

Có thể nói, nghệ thuật ca múa nhạc truyền thống Chăm luôn bao gồm hai bộ phận rõ rệt, tương ứng với nội dung, tính chất và ý nghĩa khác nhau: một là ca múa nhạc phục vụ cho tín ngưỡng, tôn giáo trong các lễ tục; hai là ca múa nhạc trong đời thường, chủ yếu đáp ứng nhu cầu giải trí trong các hoạt động cộng đồng hoặc biểu diễn trên các sân khấu nghệ thuật. Trước đây, người Chăm không bao giờ sử dụng các bài hát lễ, điệu múa lễ, nhạc cụ thiêng trong các hoạt động văn nghệ giải trí đời thường và cũng không múa, hát tập thể, sử dụng các nhạc cụ thông thường ở những chốn linh thiêng.

Ban Nghiên cứu văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Các hình thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hầu bóng là một nghi lễ tiêu biểu và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, vốn xuất phát từ người Việt ở Bắc Bộ, nhưng sau đó theo chân người Việt vào Trung Bộ và Nam Bộ, tạo nên những sắc thái riêng cho mỗi miền. Hầu bóng, nhìn từ góc độ văn hóa - nghệ thuật là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, một loại hình sân khấu tâm linh.

Lễ hội Nghinh Ông - Nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển Cần Giờ

Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.

Sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong các loại hình văn hóa của con người có một dạng thức văn hóa khá đặc thù, đó là “văn hóa tôn giáo”, như văn hóa Phật giáo, văn hóa Gia tô giáo, văn hóa Ấn giáo và văn hóa Khổng giáo. Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai, chúng ta có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa, những quá trình tích hợp văn hóa – nghệ thuật như vậy, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là một ví dụ khá tiêu biểu.

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc: Nét đẹp tín ngưỡng thờ Cá Ông của ngư dân đảo ngọc

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được xem là lễ hội dân gian lâu đời của ngư dân trên đảo ngọc. Hằng năm, lễ hội đều được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Cá Ông, cũng như mong muốn một năm mưa thuận gió hoà.

Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ

Từ xa xưa, con người luôn tin vào sức mạnh của thần linh để cầu chúc cho niềm vui, tuổi thọ và sức khỏe. Đặc biệt, tượng Phúc - Lộc - Thọ luôn được tôn thờ để gắn kết với những điều tốt đẹp này.

Tín ngưỡng thờ cúng trong các nhà thờ họ ở vùng biển

Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc truyền thống của người Việt, được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. Đây là nơi con cháu trong dòng họ tập trung vào những dịp quan trọng như ngày giỗ tổ, lễ Tết, hay các nghi lễ tôn giáo khác để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Những mặt hạn chế, tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ lên đồng

Bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các tín ngưỡng ở các trình độ phát triển rất khác nhau, từ sơ khai, nguyên thủy như các hình thức thờ Nữ thần đến các hình thức phát triển cao hơn là thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ.

Vẻ đẹp văn hóa trong nghệ thuật múa dân gian của người Dao

Khởi nguồn từ đời sống lao động và những ước mơ về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, nghệ thuật múa dân gian của người Dao phản chiếu những góc nhìn văn hóa đa chiều về cuộc sống, tín ngưỡng và bản sắc văn hóa Dao.
Top