banner 728x90

Độc đáo Tết trâu, bò của người Xạ Phang

05/12/2024 Lượt xem: 2440

Hằng năm, vào ngày 1/10 Âm lịch, người Xạ Phang (nhóm địa phương của dân tộc Hoa) lại tổ chức Tết trâu, bò. Theo quan niệm của người Xạ Phang, trâu, bò không chỉ là tài sản lớn nhất mà còn là người bạn đồng hành của đồng bào trong cuộc sống hằng ngày.

 

Sau khi chọn lựa được những hạt gạo ngon nhất, người Xạ Phang đem đi đồ xôi rồi giã thành bánh

Bản Huổi Lèng, xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) là nơi sinh sống của 44 hộ với gần 300 nhân khẩu người Xạ Phang từ bao đời nay. Trải qua quá trình giao lưu phát triển, người Xạ Phang vẫn giữ nhiều nét văn hóa dân gian độc đáo. Một trong số đó là Tết trâu, bò, đây là nét đẹp trong văn hóa, khắc họa đầy đủ mọi mặt trong đời sống xã hội của người Xạ Phang.

Đối với người Xạ Phang, trâu, bò là loài gia súc không chỉ đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống lao động sản xuất mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần.

Đồng bào Xạ Phang đồ xôi chuẩn bị cho Tết trâu, bò

Những tháng cuối năm, khi vụ mùa xong, nương sắn đã thu hoạch, nương ngô đã hái, sẽ là khoảng thời gian người dân ở đây tổ chức Tết trâu, bò. Người dân gọi vui là “ngày sinh nhật” trâu, bò. Trong ngày tổ chức Tết trâu, bò, người dân và vật nuôi đều nghỉ ngơi, tạm gác lại công việc bận rộn thường ngày.

Công đoạn tổ chức Tết quan trọng nhất có lẽ là giã bánh giầy. Theo quan niệm của người Xạ Phang, xôi giã bánh phải được làm từ lúa mới, thu từ ruộng đồng nhà mình về. Những hạt gạo thơm, tròn, mẩy được lựa chọn kỹ càng, mang đi đồ thành xôi rồi giã thành bánh.

Các bà, các mẹ người Xạ Phang nặn những chiếc bánh ngon nhất để cúng ông bà, tổ tiên và dán lên sừng trâu, bò

Khi bánh đã nhuyễn, còn nóng hổi, các bà, các mẹ người Xạ Phang sẽ chia bánh giầy thành 2 nửa, một nửa được nặn tròn, đựng vào lá chuối để cúng tổ tiên, nửa còn lại sẽ được vê thành miếng tròn nhỏ dán lên sừng trâu, sừng bò của gia đình. Trong khi đó, người đàn ông trong nhà sẽ đi cắt cỏ, lấy nước sạch pha cùng muối, chuẩn bị khẩu phần ăn ngon nhất cho gia súc của gia đình.

Tết trâu, bò là dịp quây quần, đoàn tụ của gia đình sau những ngày lao động vất vả

Tết trâu, bò của người Xạ Phang không chỉ thể hiện sự thân thiết, gắn bó giữa vật nuôi cùng người nông dân, nó còn thể hiện vị trí trâu, bò, gia súc lớn trong đời sống văn hóa tinh thần cũng như kinh tế - xã hội của đồng bào Xạ Phang nơi đây.

Nguồn: baodantoc.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Tục “zà mì gù lá” nghĩa là “cưới lại vợ mình” của đồng bào Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện bát Xát tỉnh Lào Cai là một tập tục đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Hà Nhì, như thế mới trọn nghĩa vẹn tình.

Nét văn hoá đẹp của người H’mông

Người H’mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò

Không chỉ là món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực của vùng đất Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), xôi ngũ sắc còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan điểm, trong suy nghĩ của người Thái đó là “thuyết ngũ hành”. Món xôi ngũ sắc thường được làm trong các dịp lễ, Tết để thông qua đó thể hiện khát vọng được yêu thương của con người, đó là lòng hiếu thảo yêu mẹ, kính cha của con cháu và đặc biệt là khát vọng tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa

Tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử. Nó gắn liền với những ước vọng tốt đẹp trong ngày đầu xuân năm mới, truyền tải những lời chúc may mắn, sức khỏe và thành công cho mọi người

Mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền Bắc – Trung - Nam

Bên cạnh các món ăn truyền thống, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Theo thời gian, dù có nhiều thay đổi về văn hoá nhưng tập tục này vẫn lưu truyền trong gia đình Việt bởi ý nghĩa nhân văn của nó.

Các loại bánh truyền thống trong mâm cỗ Tết Việt

Bánh là một trong những món ăn không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Tùy theo từng vùng miền sẽ có loại bánh biểu tượng riêng và mang những ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Bánh tét - Hương vị ngày Tết cổ Truyền

Bánh Tét có nguồn gốc từ sự giao thoa văn hóa giữa Việt và Chăm-pa, mang ý nghĩa về tình thân và sự đoàn kết gia đình. Nó biểu trưng cho sự bảo vệ, yêu thương trong các mối quan hệ.

Phong tục Tết Nguyên Đán ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Ngày Tết đến, mỗi vùng quê lại có những phong tục, truyền thống khác nhau, nhưng tất cả đều mong đón một năm mới đầy sức khỏe, may mắn và thịnh vượng.
Top