banner 728x90

Đến Thung Nham, ngắm hang động kỳ bí, vườn chim lớn nhất miền Bắc

02/08/2024 Lượt xem: 2518

Được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi, thung lũng, hang động và rừng nguyên sinh, Thung Nham là điểm đến hấp dẫn khi tham quan Ninh Bình. Các hang động nơi đây đẹp như bức tranh họa đồ.

Do tính chất công việc nên chúng tôi quyết định chọn Ninh Bình cho chuyến du lịch hè ngắn ngày (2 ngày, 1 đêm). Sau khi ghé thăm Tràng An vào buổi sáng, buổi chiều chúng tôi quyết định dừng chân ở Thung Nham.

Vẻ đẹp hoang sơ với núi đá vôi, thung lũng, hang động và rừng nguyên sinh ở Thung Nham.

Thung Nham nằm ở thôn Đông Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Tên gọi Thung Nham mang đậm yếu tố bản địa danh lam Ninh Bình. “Thung” lấy ý từ thung lũng là khu đất thấp có núi bao quanh. “Nham” chỉ núi cao hiểm trở, vách đá dựng đứng. Thung Nham được hiểu là thung lũng có nhiều vách đá dựng đứng bao quanh. Nằm cách xa khu dân cư, chưa chịu nhiều sự tác động của con người nên Thung Nham còn hoang sơ chờ du khách khám phá.

Bến thuyền đưa khách du lịch khám phá các hang động kỳ bí.

Theo tư vấn của hướng dẫn viên tại Thung Nham, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá điểm đến này bằng việc tham quan Hang Bụt và động Vái Giời, những kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Cố Đô.

Các hang động nơi đây đẹp như bức tranh họa đồ.

Hang Bụt có chiều dài khoảng 500m. Ngay khi thuyền nhẹ lướt qua cửa hang, chúng tôi ngỡ ngàng trước khung cảnh tráng lệ hiện ra trước mắt bởi hệ thống măng nhũ đá phát triển với muôn hình vạn trạng khác nhau: hình tượng ông Bụt, dải lụa mình rồng, nàng tiên đang nằm, trái đào tiên, …. Trải qua hàng nghìn năm “trạm khắc”, nơi đây như một bảo tàng nghệ thuật thiên nhiên tuyệt đẹp. Do chưa có hệ thống chiếu sáng như các hang động ở Tràng An, nên chúng tôi được khuyên dùng đèn để chiêm ngưỡng nơi đây. Trong ánh sáng mờ ảo, những nhũ đá hiện ra kỳ ảo, đẹp lung linh, kỳ ảo.

Tầng tầng lớp lớp nhũ đá

Động Vái Giời cũng là một kiệt tác nổi tiếng ở Thung Nham. Đây là hang động lớn nhất Thung Nham với diện tích lên tới 5000m2, nằm trên một ngọn núi hùng vĩ. Để lên được đây, du khách cần trải qua gần 500 bậc thang quanh co ôm trọn theo sườn núi. Điểm độc đáo của động Vái Giời là tầng tầng lớp lớp những khối thạch nhũ sáng lấp lánh. Tương truyền nơi đây có ba tầng tượng trưng cho ba cõi: “Thiên đường, trần gian và địa ngục”.

Những nhú đá hình thù kỳ lạ.

Kết thúc hành trình khám phá hang động cũng là lúc chiều xuống. Đây là thời điểm thích hợp để đi ngắm vườn chim Thung Nham. Vườn chim Thung Nham ước tính có đến 5.000 tổ chim với 46 loài khác nhau, nhiều loài trong số này còn được ghi tên vào sách Đỏ như: Hằng Hạc và Hồng Hoàng...

Chiều buông cũng là lúc hàng đàn chim nối đuôi nhau bay về đậu trên những cành cây.

Có hai cách khám phá vườn chim Thung Nham là đi thuyền vào sâu trong sân chim để ngắm chim từ khoảng cách gần hoặc đi bộ theo lối đi bộ vườn chim và ngắm vườn chim từ chòi quan sát.

Đường bộ tham quan vườn chim.

Bến thuyền tham quan vườn chim.

Chọn đường sông, từ bến thuyền, chúng tôi xuôi mái chèo ngắm từng đàn chim bay về tổ. Mùa đông, chim bắt đầu về vườn từ lúc 4 giờ chiều, còn mùa hè, chim về muộn hơn. Khi chúng tôi đến, đúng lúc hoàng hôn buông xuống, từng đàn chim trắng rợp trời chao liệng bay về tổ.

Sau cả ngày kiếm ăn, trời tối là lúc chim quay về đậu trên những cành cây.

Ngồi trên thuyền, nghe tiếng chèo khua nhẹ trên mặt nước, nghe tiếng cò vạc râm ran gọi nhau về tổ khiến chúng tôi như lạc vào miền cổ tích.

Rời vườn chim, chúng tôi đi thưởng thức các món đặc sản của Ninh Bình như dê núi, cơm cháy… để nạp năng lượng cho ngày tiếp theo tham quan đầm Vân Long, một điểm đến nổi tiếng khác ở Ninh Bình. Đầm Vân Long mùa này đẹp mê mải với những bức ảnh check in không góc chết bên những đầm sen trải trải rộng ngút ngàn tầm mắt.

Các món ăn chế biến từ thịt dê là đặc sản nổi tiếng ở Ninh Bình.

Theo Tạp chí Du lịch TP.HCM

 

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.

“Nước” trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Vẻ đẹp thanh tịnh của 5 ngôi chùa cổ linh thiêng ở Hà Nam

Hà Nam là tỉnh nổi tiếng với những ngôi chùa cổ linh thiêng, vẻ đẹp thanh tịnh thu hút rất đông du khách hành hương.

Phong tục “Tò pang” - nét đẹp gắn kết cộng đồng của người Tày, Nùng

Người Tày, Nùng có nhiều phong tục gắn kết cộng đồng tốt đẹp được duy trì từ bao đời nay. Trong đó, phong tục “Tò pang” đến nay vẫn được lưu giữ, trở thành nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Về chùa Phật tích (Bắc Ninh), chiêm ngưỡng 10 linh thú bằng đá

Tượng 10 linh thú là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh được công nhận bảo vật quốc gia đợt 6, năm 2017. Các nhà nghiên cứu nhận định, bảo vật này có giá trị đặc biệt, gắn liền với lịch sử thời Lý (thế kỷ 11), cùng thời điểm xây dựng chùa Phật Tích.

Môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống

Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội, phần lớn đều diễn ra vào những ngày đầu xuân mới. Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tình trạng tại nhiều lễ hội không ít những hiện tượng tiêu cực, những biến tướng, tình trạng thương mại hóa đang diễn ra. Năm nay, xuân Ất Tỵ là mùa lễ hội thứ hai cả nước thực hiện Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống và đây được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ nhằm giúp xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội.
Top