banner 728x90

Chùa Vồm và pho tượng Phật “độc nhất vô nhị”

03/07/2025 Lượt xem: 2357

Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6m “độc nhất vô nhị”.

Theo sử sách, chùa Vồm có từ thời Lê, tọa lạc dưới chân núi Vồm (tức núi của làng Vồm mà sử sách cũ chép là núi Bàn A).

Tiền đường gồm 5 gian, 2 trái.

Ngôi chùa nằm bên bờ sông Mã thơ mộng, vừa là công trình kiến trúc có giá trị được xây dựng khoảng đầu thời Lê. Trải qua bao nhiêu năm tháng thời gian và biến động lịch sử, ngôi chùa cổ không còn nguyên vẹn. Nhưng về quy mô, kiến trúc của thời Lê - Nguyễn vẫn còn lại cho đến nay là một công trình nghệ thuật hết sức giá trị về nhiều phương diện.

Từ bên ngoài đi vào là hệ thống tường và cổng Tam Quan. Hiện chùa vẫn còn đủ tiền đường, trung đường và hậu cung. Đây là dạng kiến trúc theo kiểu “tiền nhất, hậu đinh”.

Tiền đường của chùa là nhà gỗ mái cong 7 gian (gồm 5 gian, 2 trái). Trung đường là trên địa hình sườn núi, được chia làm 3 gian.

Pho tượng Phật được tạc trực tiếp vào vách đá cao 6m.

Đặc biệt, hậu cung của chùa dựa hẳn vào vách núi đá. Vách đá được đục chạm trực tiếp pho tượng Phật theo dạng phù điêu nổi, có kích thước lớn (rộng 3,1m, cao 6m).

Đây là pho tượng Phật được tạc trực tiếp vào vách đá có kích thước lớn nhất từ trước đến nay ở Thanh Hóa và cả Việt Nam. Bức tượng Phật cũng là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá nổi tiếng và vô cùng giá trị của chùa Vồm.

Vì chùa được xây dựng trên địa hình chân - sườn và vách núi nên từ xa nhìn lại, ai cũng có cảm giác như chùa nằm lọt trong lòng vách núi.

Một bức tượng Phật trên vách núi.

Theo Đại đức Thích Trúc Thạnh Pháp, Phó trụ trì chùa Vồm, hiện tòa tháp 9 tầng được xây dựng từ thời Lê không còn nữa, song ở phía sau bên trái chùa vẫn còn tấm bia của vua Lê Hiển Tông và thơ đề của một số danh sĩ khác khắc trên vách đá.

Bên trái chùa còn hai tháp đá (xá lỵ) có 4 mái, đỉnh đội hoa sen. Bệ chân tháp như tòa sen và xây giật cấp cả 4 mặt. Ngoài ra, còn có một tháp đang nằm ở khu vực nhà dân.

Khuôn viên của chùa còn nhiều khu thờ cổ.

Tháp đá (xá lỵ) có 4 mái, đỉnh đội hoa sen.

Cách bài trí trong chùa: Hậu cung là tượng Phật đá cao 6m ở vách đá ở trong cùng, rồi đến các pho tượng Phật khác. Hai bên tả, hữu nhà trung đường còn bài trí các tượng thần linh, thổ địa với tổng số còn lại là 13 pho tượng cổ.

Chùa Vồm cùng với núi Bàn A được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2011.

Theo VietNamNet

Tags:

Bài viết khác

Ấn tượng với quần thể Thiền tự Trúc Lâm, nơi thờ cả tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Nán (hay còn gọi là Thiền tự Trúc Lâm) thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù. Nơi đây ngoài thờ Phật còn thờ cả các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.

Gieo điều tử tế, gặt phúc an yên

Có những người sinh ra đã gặp phúc. Còn có những người… phải học cách gieo phúc từng ngày.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình về miền tâm linh giữa trời biển Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu đã được ví như viên ngọc quý của miền Đông Nam Bộ – nơi giao hòa kỳ diệu giữa biển cả bao la và những hành trình tâm linh đầy trầm mặc, cổ kính. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây được mệnh danh là “vùng đất của Phật và trời biển”.

Những bức tượng phật khổng lồ ấn tượng thế giới trong ngôi chùa ở Tiền Giang

Tượng Phật Di Lặc bằng bê tông cốt thép cao 20m tại chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang) được tạp chí Wanderlust của Anh bình chọn lọt top những tượng phật có kích thước khổng lồ ấn tượng thế giới hồi tháng 3 năm nay.

Sự giống và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại cùng với chiều dài lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo xuất hiện ngay từ khi con người còn ở chốn hoang sơ, là một nhu cầu của tín đồ và những người theo tôn giáo. Còn tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa có tượng Phật cao nhất Đông Nam Á ở Quảng Ngãi

Toạ lạc tại đỉnh núi Thiên Mã, chùa Minh Đức hiện đang xây dựng tượng Phật Quan âm có chiều cao 125m. Đây được xem là tượng Phật cao nhất Đông Nam Á với những điều độc đáo và vẻ đẹp khác lạ, kỳ vọng sẽ trở thành khu văn hoá tâm linh hấp dẫn, thu hút nhiều du khách.

Ngẩn ngơ trước ba tuyệt sắc vùng biên

Nằm nơi địa đầu Tổ quốc, huyện Bát Xát (Lào Cai) “cất giấu” những miền đất đẹp như tranh vẽ, trong đó có Ngải Thầu Thượng, Sàng Ma Sáo và thung lũng Thề Pả.

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo

Không chỉ là nơi người Tiều (Triều Châu) thờ Quan Công, Hội quán Nghĩa An (678 Nguyễn Trãi, P.11, Q.5, TP.HCM) còn là một "bảo tàng" kiến trúc nghệ thuật giao thoa văn hóa Việt - Hoa độc đáo và là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Top