banner 728x90

Chiêm ngưỡng ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, đẹp bậc nhất Bình Định

05/01/2025 Lượt xem: 2646

Tọa lạc vùng đất An Nhơn (Bình Định), Thiên Hưng Tự mang lối kiến trúc cổ Việt Nam và truyền thống Á Đông cho không gian hoài cổ, thư thái giữ chân lãng khách.

Chùa Thiên Hưng còn có tên gọi khác là chùa “Mục Đồng”, tọa lạc giữa vùng quê cổ trong thành Đồ Bàn xưa của Vương quốc Chăm Pa (nay thuộc phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn) mang vẻ đẹp hoài cổ bình dị.

Thiên Hưng Tự được được thiết kế và xây dựng gồm chánh điện 3 tầng, tăng xá 2 tầng, điện Tây Phương 2 tòa nhà được xây bằng gỗ, nhà phương trượng; Đại Bảo Tháp Thiên Ứng 12 tầng; khách đường; nhà truyền thống 2 tầng, tiểu cảnh La Hán Đài và các khu lưu trú cho khách tăng và phật tử.

Điểm nhấn của Thiên Hưng Tự là sự kết hợp lối kiến trúc cổ của Việt Nam và truyền thống Á Đông, không cần quá lộng lẫy nhưng vẫn toát lên vẻ trang trọng và cổ kính.

Khi bước chân đến cổng chùa Thiên Hưng, du khách ấn tượng bởi hai vị hộ pháp canh giữ.

Bước vào bên trong hiện lên tòa chính điện là công trình trung tâm của chùa Thiên Hưng, được xây nhiều tầng với mái ngói đầu đao hình rồng uy nghiêm, bề thế. Tại mỗi tầng của tòa chính điện được thờ các vị bồ tát và các vị phật khác nhau.

Tiếp theo là công trình La Hán Đài, đây một tiểu cảnh đậm chất thiên nhiên, có 18 tượng A La Hán bằng đá sa thạch cao 3 mét nguyên khối bài trí xung quanh.

Điểm đặc trưng để nhận biết chùa Thiên Hưng là tòa Đại Bảo Tháp Thiên Ứng 12 tầng tượng trưng cho 12 con giáp trong văn hóa Việt Nam. Với chiều cao khoảng 40m, đứng trên tháp Thiên Ứng có thể quan sát được hầu hết các địa điểm thuộc thị xã An Nhơn.

Nhìn từ xa có thể thấy mái chùa đặc sắc tạo nên quy mô hoành tráng cho ngôi chùa này. Những mái ngói cong và đầu rồng tại các đỉnh của chùa đã tạo nên vẻ đẹp như chốn cung đình. 

Sảnh chánh điện là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của phật tử và đại chúng có niềm tin vào phật giáo.Tại đây, những hoạt động tín ngưỡng cũng được diễn ra trang nghiêm và thường xuyên. 

Hai bên chánh điện là hai tượng rồng được các nghệ nhân thi công tinh xảo, ẩn chìm trong mây đầy uy nghi và trang nghiêm, có nhiệm vụ canh giữ chánh điện trung tâm và xá lợi.

Chùa Thiên Hưng không chỉ có những công trình kiến trúc đồ sộ và đặc sắc, mà còn cả một khuôn viên mang lại không gian thoáng đãng và bình yên.

Những bức tường bên ngoài được chạm khắc tranh hướng phật, khi bước vào khuôn viên chùa du khách như quên hết mọi ưu phiền.

Chuông đồng cổ của chùa Thiên Hưng nằm riêng biệt bên trái, trước cổng chánh điện.

Theo tài liệu, chùa Thiên Hưng có nguyên khai từ năm 1780 có diện tích khoảng 200m2, vốn là một ngôi miếu của làng được cải hoán làm chùa theo nhu cầu tín ngưỡng của dân địa phương. Từ năm 1998, chùa đã mở rộng lên diện tích 10ha và được thiết kế, xây dựng lại từ năm 2007.

Chùa Thiên Hưng được nhiều người dân truyền tai nhau về sự nổi tiếng linh thiêng. Bởi chùa có lưu giữ ngọc Xá Lợi của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, được rước về từ Chùa Vàng tại Yangon, Myanmar. 

Theo tín ngưỡng, đại chúng đến đây có thể cầu nguyện và mong được bình an, may mắn, công việc thuận lợi và thành tâm xóa bỏ mọi nghiệp chướng để tìm sự an yên trong tâm mình.

Nguồn: vtcnews.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Chùa không sư trong lòng núi lửa cổ: Bí ẩn linh thiêng ở Lý Sơn

Cùng với hang Câu, đỉnh Thới Lới, cổng Tò Vò, đảo Bé, chùa Hang là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi tới du lịch Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Chùa Vồm và pho tượng Phật “độc nhất vô nhị”

Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6m “độc nhất vô nhị”.

Ấn tượng với quần thể Thiền tự Trúc Lâm, nơi thờ cả tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Nán (hay còn gọi là Thiền tự Trúc Lâm) thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù. Nơi đây ngoài thờ Phật còn thờ cả các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.

Gieo điều tử tế, gặt phúc an yên

Có những người sinh ra đã gặp phúc. Còn có những người… phải học cách gieo phúc từng ngày.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình về miền tâm linh giữa trời biển Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu đã được ví như viên ngọc quý của miền Đông Nam Bộ – nơi giao hòa kỳ diệu giữa biển cả bao la và những hành trình tâm linh đầy trầm mặc, cổ kính. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây được mệnh danh là “vùng đất của Phật và trời biển”.

Những bức tượng phật khổng lồ ấn tượng thế giới trong ngôi chùa ở Tiền Giang

Tượng Phật Di Lặc bằng bê tông cốt thép cao 20m tại chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang) được tạp chí Wanderlust của Anh bình chọn lọt top những tượng phật có kích thước khổng lồ ấn tượng thế giới hồi tháng 3 năm nay.

Sự giống và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại cùng với chiều dài lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo xuất hiện ngay từ khi con người còn ở chốn hoang sơ, là một nhu cầu của tín đồ và những người theo tôn giáo. Còn tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa có tượng Phật cao nhất Đông Nam Á ở Quảng Ngãi

Toạ lạc tại đỉnh núi Thiên Mã, chùa Minh Đức hiện đang xây dựng tượng Phật Quan âm có chiều cao 125m. Đây được xem là tượng Phật cao nhất Đông Nam Á với những điều độc đáo và vẻ đẹp khác lạ, kỳ vọng sẽ trở thành khu văn hoá tâm linh hấp dẫn, thu hút nhiều du khách.
Top