banner 728x90

Chả cá thác lác, món ngon miền Đông Nam Bộ

07/04/2025 Lượt xem: 2386

Cá thác lác sinh sống ở hầu khắp các vùng nước tự nhiên trên thế giới. Phần lớn cá thác lác tập trung ở châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cá thác lác sinh sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Đồng Nai, khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Với cá thác lác, người ta có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như nấu canh, hấp, kho, xào, nấu lẩu, chiên… đều rất ngon. Chả cá thác lác được sử dụng trong các món lẩu, canh, hay vo thành viên để chiên đều thơm ngon.

Để làm chả dai ngon, bạn nên chọn những con cá thác lác có mắt trong, thân to, béo, chắc thịt. Không mua những con cá mà thịt bị nhão, tiết dịch nhớt vì đó là cá ươn. Cá nạo ra có màu bóng đẹp không bị tái, xỉn màu.

Bạn có thể mua cá thác lác đã được nạo thịt và xay sẵn để tiết kiệm thời gian hoặc mua nguyên con về tự nạo thịt tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng tươi ngon cho món ăn. Sau đây là cách làm chả cá thác lác giòn dai, đơn giản mà bạn có thể tham khảo để chế biến cho cả gia đình thưởng thức.

Trước tiên sau khi mua cá về bạn phải rửa cá bằng nước muối pha loãng, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch, để trên rổ cho ráo. Tiếp đó, lọc phần thịt cá. Cách nạo cá được nhiều người áp dụng là dùng dao lóc từ phần thân xuống dưới đuôi cá để xương cá không dính lẫn vào thịt. Sau đó, dùng muỗng nạo từ đuôi cá lên, để lấy phần thịt cá một cách dễ dàng hơn. Tận dụng phần xương và da cá để nấu canh sẽ rất ngon, ngọt nước. Hành lá đem rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.

Sau khi làm xong bước sơ chế cá, ta tiến hành ướp cá. Cho vào tô thịt cá đã lọc cùng 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tiêu, hành lá và hành tím đã sơ chế rồi trộn đều với nhau. Ướp cá trong vòng 15 phút. Bước tiếp theo là xay cá. Cho phần cá đã ướp vào máy xay để xay cho thật nhuyễn rồi lấy ra bát. Rồi tiến hành quết chả. Phết một lớp dầu ăn mỏng vào tô để dễ quết và khi quết, cá không bị dính vào thành tô. Dùng muỗng quết thật đều tay phần thịt cá theo vành tô, theo một chiều cố định. Khi thấy phần cá bết dính vào muỗng, là chả đã được rồi.

Quết cá là công đoạn quan trọng nhất, nó là phần quyết định làm nên độ ngon và dai của chả cá thác lác. Nếu không quết kỹ, chả cá sẽ rất bở. Khi nấu, chả cá sẽ bị nát, rời rạc.

Bước tiếp theo là chiên chả cá. Lấy từng miếng cá nhỏ vo tròn rồi ép dẹt độ dày khoảng 1/2 lóng tay và đem chiên. Bạn làm nóng chảo, cho vào 200ml dầu ăn, đun tới khi sủi tăm thì cho cá vào chiên. Tùy vào kích thước chảo, mỗi lần chiên chỉ nên cho 2-3 miếng cá. Vì khi chiên, chả cá sẽ phồng lên rất to.

Chiên vàng đều 2 mặt, mỗi mặt chiên trong khoảng 5-7 phút. Cuối cùng, cho chả cá thác lác chiên ra giấy thấm dầu là xong. Cho chả cá thác lác đã chiên xong vào đĩa. Chả cá thác lác sẽ ngon và đậm đà hơn khi chấm với tương ớt hoặc tương cà. Bạn cũng có thể ăn với cơm.

Chú ý trong khi chế biến bạn nên quết cá thật đều tay và nêm nếm gia vị vừa ăn trước khi vo viên, giúp cho miếng chả cá sau khi chiên có thể ăn liền, không phải nêm nếm gì nữa. Trong quá trình quết hay xay chả, cá thác lác phải luôn giữ được độ lạnh, nếu cá không đủ độ lạnh sẽ bị bở, không ngon.

Nếu bạn xay chả cá thì nên xay từ 3-4 phút, nếu xay lâu thì phần cá bị nóng, mất đi độ dai.

Khi chiên, để chả cá chín vàng đều và dai ngon, lượng dầu cho vào chiên phải xâm xấp mặt cá. Nên để dầu ăn sôi nóng già thì mới cho chả cá vào chiên, khi chiên nên chú ý để lửa vừa để miếng chả cá chín đều từ trong ra ngoài. Khi chả cá có màu vàng thì trở mặt, tránh chiên quá kỹ khiến miếng chả cá bị khô, cứng. Nếu chưa dùng liền, bạn có thể bảo quản chả cá trong tủ lạnh. Để bảo quản chả cá thác lác tươi được lâu hơn, bạn nên cho chả cá vào ngăn đông tủ lạnh. Với phương pháp này, bạn có thể bảo quản chả cá được 1 tháng. Đối với chả cá đã chiên, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nhưng trước khi sử dụng, bạn cần chiên chả cá sơ qua.

Võ Thị Mai

 

Tags:

Bài viết khác

Súp lươn Nghệ An

Món súp lươn cay ngon, bổ dưỡng là món ăn đặc trưng được nhiều người yêu thích khi thưởng thức ẩm thực xứ Nghệ.

Phở khô Gia Lai

Phở khô Gia Lai đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của vùng đất cao nguyên nơi đây. Vị nước dùng đậm đà, thanh ngọt cùng với sợi phở dai ngon tạo nên một món ăn dân dã nhưng lạ miệng.

Đến núi Cấm ăn dâu da

Núi Cấm, An Giang nổi tiếng với rất nhiều loại trái cây đặc sản như sầu riêng, bơ, xoài... và không thể không kể đến dâu da. Tháng 4, những trái dâu da mọc chi chít trên cành bắt đầu chín vàng.

Ẩm thực: Những món ngon từ ốc

Ở miền Tây Nam bộ gần như chỗ nào có nước tự nhiên là có ốc sinh sống. Ốc có nhiều loại: ốc lát màu đen thường sống dưới gốc năng, lát; ốc gạo nhỏ con hơn, ốc đắng lại nhỏ hơn nữa thịt có vị đắng như tên gọi nên nó, ốc len đít nhọn, màu vàng nhạt, … Trong số các loài ấy thì ốc lát, ốc đắng là phổ biến và thường được người dân quê lượm về ăn hơn cả. Chiều chiều, xong công việc ruộng đồng chỉ cần cầm cái rổ, cái thau đi lượm ốc đem về. Phụ nữ, trẻ con, người lớn tuổi đều có thể bắt ốc dễ dàng, …

Vịt nấu chao Cần Thơ

Món vịt nấu chao bắt nguồn từ miền Tây Nam Bộ, nơi được biết đến là vùng đất trù phú với hệ thống kênh rạch và ao hồ. Điều kiện tự nhiên này tạo thuận lợi cho người dân trong việc chăn nuôi vịt. Vịt nấu chao là món ăn ngon, bổ dưỡng, phù hợp với bữa cơm gia đình, đây là món ăn có sự kết hợp hài hòa giữa thịt vịt và các loại rau củ.

Món ngon miền Trung Nam Bộ: Dưa chuối chát

Vốn là vùng đồi, quê tôi trồng rất nhiều chuối, đặc biệt do hợp thổ nhưỡng nên chuối hột hay còn gọi là chuối chát rất nhiều, vườn nào cũng có ít nhất vài lùm. Trồng nhiều chuối chát cũng có cái lợi, vì gói các loại bánh chỉ có lá chuối chát mới làm cho bánh xanh và ngon. Trái chuối chát già thì để ngâm rượu, trị bệnh đau nhức xương khớp cho người già. Chuối non thì nấu canh, làm rau ăn sống. Riêng món dưa chuối chát thì khỏi phải nói, được ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Bò kho ăn với bánh mì

Bánh mì bò kho là món ngon có lịch sử truyền thống lâu đời. Bánh mì nóng giòn chấm với nước dùng bò kho nóng hổi trong thố đất làm ấm lòng thực khách những ngày trời đổ cơn mưa. Đây là món ăn được rất nhiều thực khách yêu thích.

Chả Rươi – đặc sản Tứ Kỳ, Hải Dương

Con rươi là một loại sinh vật kỳ lạ, tới mùa gần Tết sẽ tự chui từ dưới đất ruộng nổi lên, bơi nhao nhao trên mặt nước. Người dân sẽ đem vợt đi vớt từng con lên. Đến mùa gần Tết thì mới có rươi, chứ ngày thường sẽ không có. Rươi không được nuôi chủ động như các loài gia cầm, gia súc để làm thực phẩm, mà con rươi tự nổi từ dưới lòng đất lên. Hiện nay, người ta chưa thể chủ động gây giống và chăn nuôi được rươi.
Top