banner 728x90

Canh súng Vũng Tàu

10/05/2025 Lượt xem: 2468

Nói tới là canh súng, đặc sản một thời ở xứ biển Vũng Tàu, Long Hải. Dân miền Tây Nam bộ ngắt cọng súng, tước vỏ, nấu canh ngọt với tép hay thêm chút me nấu canh chua với cá rô đồng. Kèm thêm ít rau quế, rau om, ngò gai cho thêm vị và màu sắc; nước canh trong, có vị chua ngọt thanh mát, ăn rất tuyệt vời.

Chế biến canh súng đơn giản, giã nhuyễn đậu tương hột và kẹo đậu phộng rồi phi với tỏi, sả, ớt thành hỗn hợp xốt nêm vô nước canh. Với một số gia đình ở xứ biển Vũng Tàu vẫn còn gìn giữ và coi món canh súng là niềm tự hào của ẩm thực quê nhà.

So với món canh súng miền Tây Nam bộ thì canh súng Vũng Tàu có thêm 2 loại gia vị lạ mà mới nghe qua không “ăn rơ” chút nào là đậu tương hột và kẹo đậu phộng. Đầu tiên, giã nhuyễn tương hột và kẹo đậu phộng. Sau đó phi thơm tỏi, sả, ớt rồi cho tương, kẹo đậu phộng, ít nước mắm xào thành hỗn hợp xốt để nêm vô nước dùng.

Vị chua của canh súng Vũng Tàu cũng nấu bằng me hoặc lá giang, nhưng phần hỗn hợp xốt đã “bứt phá” ra món canh chua lạ. Hồi xưa kẹo đậu phộng không có vani nêm vào canh rất ngon. Bây giờ, có thể mua đậu phộng rang giã nhuyễn để thay thế.

Canh súng Vũng Tàu có thể nấu với cá biển hay bất cứ loại cá nào có nhiều thịt. Rau thơm ăn kèm cũng là quế, ngò gai, rau om, nhưng có người cho them rau cần Tây, cần dày lá để hương vị tăng lên một cung bậc nữa, hoặc thêm ít cà chua để thêm sắc màu.

Cọng súng rất mau chín nên sau khi nêm nếm nồi canh rồi mới cho cọng súng vào sau cùng. Tinh tế nữa, khi múc canh ra tô, nắm một bó súng non thân nhỏ bằng cây đũa bẻ khúc cho thêm lên tô.

Tô canh súng bốc khói, dậy mùi thơm của sả, của tỏi, của tương cùng gia vị khiến món canh có vị chua ngọt thật đậm đà. Nước canh màu vàng nâu bắt mắt, thấp thoáng lớp mỡ, màu tím hồng của súng, ớt, cà chua đo đỏ, màu xanh của rau thơm... trông đã thèm. Canh ăn với cơm trắng hoặc bún tươi đều khoái khẩu.

Món canh súng ít người biết đến có lẽ vì ít có hàng quán bán rộng rãi. Nhưng với một số gia đình ở xứ biển Vũng Tàu vẫn còn gìn giữ và coi món canh này là niềm tự hào của ẩm thực quê nhà.

Có một vị bếp trưởng vì tâm huyết với món canh súng này, đã phục hồi và biến tấu thành món bún súng đưa vào thực đơn buffet bán tại Sài Gòn. Cọng súng ở chợ mùa này khá rẻ, chỉ cần mua 10.000 đồng là đủ nấu nồi canh cho cả nhà - bốn người ăn thoải mái.

Võ Thị Mai

Tags:

Bài viết khác

Vịt nấu chao hương vị miền tây

Nhắc đến vịt nấu chao, người ta thường nhớ ngay một góc bếp miền Tây, nơi mùi chao quyện với khói lửa và tiếng nói cười xôm tụ. Món ăn ấy không chỉ đơn thuần là thức quà ngon miệng, mà còn là câu chuyện của ruộng đồng, của bến nước, của những buổi chiều mưa tầm tã rồi cả nhà ngồi quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói.

Lẩu cá linh bông điên điển – Hương vị mùa nước nổi miền Tây

Đến miền Tây độ tháng 8, tháng 9, khi con nước từ thượng nguồn Mekong đổ về mênh mông bưng biền, cá linh theo dòng lũ về đầy ghe. Cá linh đầu mùa béo tròn, xương mềm, thịt ngọt thơm đặc trưng mà chỉ ai từng ăn mới hiểu được cái ngon riêng biệt ấy.

Mắm Chua Tây Ninh – Tinh Hoa Ẩm Thực Vùng Đất Thánh

Mắm chua Tây Ninh – món đặc sản dân dã nhưng đầy lôi cuốn – là sự giao thoa độc đáo giữa văn hóa ẩm thực Khmer và tinh thần sáng tạo của người dân bản địa. Với vị chua dịu, mặn vừa và hương thơm đậm đà, mắm chua không chỉ là món ăn mà còn là ký ức tuổi thơ của bao người con miền Đông Nam Bộ.

Bún chả Hà Nội – Hồn phố cổ trong từng làn khói bếp than

Nếu phở là linh hồn của bữa sáng Hà Nội, thì bún chả lại là nốt nhạc trầm đầy mê hoặc của buổi trưa ở Thủ đô. Không ai biết chính xác bún chả xuất hiện từ bao giờ – chỉ biết rằng từ những con phố nhỏ trong khu phố cổ đến các ngõ sâu thăm thẳm, mùi thịt nướng thơm lừng trên bếp than hoa vẫn cứ nhẹ nhàng len lỏi vào ký ức của biết bao người con Hà Nội.

Gỏi đọt mây tôm càng nướng – Món ngon níu chân người ở Bình Phước

Bình Phước – vùng đất đỏ bazan ngập nắng gió, nơi rừng và người sống chan hòa như một bản tình ca đại ngàn. Ở đó, không chỉ có điều, có tiêu, có cao su bạt ngàn, mà còn có những món ăn mộc mạc mà độc đáo đến lạ lùng – như gỏi đọt mây tôm càng nướng. Chẳng cần sơn hào hải vị, chỉ cần một dĩa gỏi đơn sơ giữa trưa hè oi ả, cũng đủ làm nên câu chuyện đáng nhớ về hương vị của đất và người.

Cá om nghệ - Món ngon dân dã đậm vị quê

Quảng Ngãi – mảnh đất miền Trung đầy nắng gió không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, con người hiền hậu mà còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực mang đậm hồn quê. Một trong những món ăn dân dã, mộc mạc nhưng khiến bao người phải lưu luyến khi rời xa chính là cá om nghệ – đặc sản trứ danh của người dân xứ Quảng.

Ẩm thực miền Tây: Gỏi sầu đâu khô cá sặc

Gỏi sầu đâu là món trộn (nộm). Nguyên liệu chủ đạo là sầu đâu, loài cây thân mộc có nguồn gốc tự nhiên trên vùng Châu Đốc. Dường như thiên nhiên đã quá hào phóng khi ban tặng cho vùng Châu Đốc cây sầu đâu. Chúng tự đâm chồi từ những hạt già rồi tự lớn, vươn màu xanh mát trước khi đơm những chùm búp hoa trăng trắng làm món ngon cho đời.

Đặc sản nổi tiếng Hà Giang: Cháo ấu tẩu

Cháo ấu tẩu, món ăn được làm từ vị thuốc có độc tính là củ ấu tẩu, nhưng qua cách chế biến của đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang lại trở thành đặc sản nổi tiếng.
Top