banner 728x90

Các ngày lễ quan trọng trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy

05/01/2025 Lượt xem: 2483

Đa số Phật tử đều quen thuộc với các ngày lễ trong truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana). Dưới đây là tóm lược các ngày lễ chính trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravada).

1. Rằm tháng Giêng

Ngày Đại hội Chư Thánh Tăng (Magha Puja): Kỷ niệm ngày 1.250 vị A-la-hán đệ tử, tuy không hẹn trước mà cùng nhau về đảnh lễ Ngài tại Vương Xá. Do đó, ngày này được một số chư Tăng và Phật tử xem như là ngày Tăng Bảo (Sangha Day). Trong dịp này, đức Phật giảng một bài pháp làm căn bản cho các giới luật sau này ("Ovada-Patimokkha Gatha"), tóm tắt qua các câu kệ được ghi lại trong kinh Pháp Cú:

"Không làm mọi điều ác.
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy". (PC 183)

Chư Phật thường giảng dạy;
Nhẫn, khổ hạnh tối thượng;
Niết bàn quả tối thượng;
Xuất gia không phá người;
Sa môn không hại người. (PC 184)

Không phỉ báng, phá hoại,
Hộ trì giới căn bản,
Ăn uống có tiết độ,
Sàng tọa chỗ nhàn tịnh
Chuyên chú tăng thượng tâm,
Chính lời chư Phật dạy". (PC 185)

Đây cũng là ngày kỷ niệm Phật di chúc, như đã ghi lại trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh), khi đức Phật cho biết rằng Ngài sẽ nhập diệt sau 3 tháng.

2. Rằm tháng Tư 

Ngày Tam Hợp (Vesakha Puja): Lễ Tam Hợp là lễ kỷ niệm 3 dịp trọng đại: Phật Đản, Phật Thành Đạo, và Phật Nhập Niết Bàn. Đây là ngày lễ quan trọng nhất của Phật Giáo, và ngày Đản Sinh nầy đều được mọi tông phái tôn trọng. Theo kinh điển nguyên thủy, Đức Phật sinh năm 623 T.C.N, xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo năm 35 tuổi. Ngài hoằng dương Chánh Pháp trong 45 năm và nhập diệt năm 543 T.C.N. khi Ngài 80 tuổi.

ngày lễ tháng 4: Lễ Phật Đản ngày 15/4

3. Rằm tháng Sáu 

Ngày Chuyển Pháp Luân (Asalha Puja): Đây là ngày Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên -- Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng Bộ Kinh) -- về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, cho 5 anh em Kiều Trần Như. Do đó, ngày nầy được một số chư Tăng và Phật tử xem như là ngày Pháp Bảo (Dhamma Day). Trong truyền thống Nam Tông, sau ngày nầy là các vị tỳ kheo bắt đầu nhập hạ (an cư kiết hạ) trong 3 tháng.

4. Rằm tháng Chín - Ngày Tự Tứ (Pavarana Day)

Còn gọi là ngày Xuất Hạ, sau 3 tháng nhập hạ của chư tăng. Sau đó, một buổi lễ Dâng Y Ka-thi-na được cử hành trong tháng do các cư sĩ tổ chức, cúng dường tứ vật dụng đến chư tăng để các ngài tỳ kheo xuất viện đi hoằng dương đạo pháp.

5. Rằm tháng Mười - Ngày Quán Niệm (Anapanasati Day)

Còn gọi là ngày Tĩnh Tâm, kỷ niệm ngày Đức Phật giảng một bài kinh rất quan trọng trong việc hành thiền. Đó là bài kinh Quán Niệm Hơi Thở (Anapanasati Sutta), đã được ghi lại như là bài kinh số 118 trong Trung Bộ Kinh.

Nguồn: budsas.net 

 

Tags:

Bài viết khác

Ý nghĩa các cấp bậc trong Phật giáo

Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng để tỏ lòng tôn kính, tôn trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ. Để hiểu rõ hơn về tôn xưng này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các vị Phật và Bồ tát trong Phật giáo

Trong đạo Phật, quan niệm về Phật và Bồ Tát không chỉ dừng lại ở một cá thể duy nhất, mà còn mở rộng và đa dạng hơn rất nhiều. Theo giáo lý Phật giáo, trong quá khứ, hiện tại, và tương lai, có vô số các vị Phật và Bồ Tát tồn tại khắp nơi trong vũ trụ. Mỗi vị Phật và Bồ Tát đều có hình tướng và những hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả đều chia sẻ lòng từ bi vô hạn đối với chúng sinh và cam kết đem lại lợi ích cho tất cả mọi loài.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tràng hạt trong Phật giáo

Cũng như chuông, mõ, tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện tu tập của Phật giáo. Trong Phật giáo, mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.

Pháp lễ chùa Phật

Đi chùa, dâng hương, lễ Phật là một trong những pháp tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Hàng xuất gia cũng nhờ lễ Phật mà nghiệp chướng tiêu trừ, công đức tăng trưởng, thành tựu đạo nghiệp.

Vị trí và vai trò của Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê trong xã hội Việt Nam

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, những ông vua có tinh thần yêu nước rất cao này rất cần đến sự giúp đỡ, sự hiểu biết của tầng tri thức, để có thể đối đầu thắng lợi chống lại bọn xâm lược Trung Quốc. Các nhà sư và Nho sĩ là những người có văn hóa lúc bấy giờ.

Sự du nhập từ Phật giáo phương Bắc

Từ thế kỷ thứ ba, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục tự phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của Tăng Hội (? - 280) và tư tưởng thiền của ông. Ông không những là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, mà còn là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa (Tăng Hội đã ở trên đất Ngô từ năm 255 đến 280).

Phật giáo ở giai đoạn đầu du nhập vào Việt Nam

Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một nền tín ngưỡng bản địa. Đối với người dân nơi nàỵ, Ông Trời là một đấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ người tốt kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác. Quan niệm này khiến cư dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật.

Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam

Phật giáo là một trào lưu triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 trước công nguyên ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học - tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya.
Top