banner 728x90

Bài 5: DI TÍCH LỊCH SỬ NÚI DINH

22/04/2024 Lượt xem: 2520

Căn cứ Núi Dinh thuộc loại di tích lịch sử cách mạng. Nơi ghi dấu những sự tích anh hùng của quân và dân Huyện Châu Thành trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Căn cứ Núi Dinh là nơi chỉ đạo hoạt động chủ yếu của Thị ủy Bà Rịa, Huyện Châu Đức ngoài ra còn là nơi dừng chân của Tỉnh ủy, Tỉnh đội Bà Rịa Long Khánh, Thành Đoàn Sài Gòn. Thị xã Vũng Tàu từ 1960-1969.

Vượt qua biết bao những khó khăn và thử thách ác liệt, cán bộ và chiến sĩ huyện Châu Thành dưới sự lãnh đạo của Đảng đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, kiên quyết bám trụ giữ vững căn cứ, phát triển lực lượng và tiến công liên tục, lập nên nhiều chiến công oanh liệt làm rạng rỡ truyền thống anh dũng của quân và dân huyện Châu Thành. Có thể nói Căn cứ Núi Dinh là bản anh hùng ca mãi mãi còn ngân vang tron lịch sử cách mạng Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Hiện nay, căn cứ núi Dinh chỉ còn lại Hang đá và nền cũ của các phế tích, phần lớn do Đế quốc Mỹ dùng bom, pháo hủy diệt, do thiên nhiên thiệt hại. Toàn bộ chùa, lán trại, nhà bếp, hầm hào của cán bộ và chiến sỹ ta đều bị sập, mục nát, cây cỏ che lấp. Vì vậy việc bảo vệ trùng tu khu căn cứ rất cần thiết đặc biệt bảo vệ cây rừng nơi đây.

Không chỉ vậy, Căn cứ núi Dinh còn có giá trị du lịch, thu hút khách tham quan hấp dẫn và lý thú. Đứng trên độ cao ngút ngàn của đỉnh Núi Dinh, phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể nhìn thấy sông, biển và đồng bằng như đang chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên đa dạng nhiều màu sắc.

Du khách có thể hành hương tới các chùa, tịnh thất tọa lạc bên cạnh đường mòn trên sườn núi. Đến chùa Hang Mai, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật nặng hơn 10 tấn, cùng với những ngôi chùa nổi tiếng khác như: Chùa Phật Quang, chùa Sầu Riêng, Chùa Diệu Linh, chùa Tây Phương …vào dịp Tết luôn đầy ắp khách hành hương về đây, thắp nén nhang thơm ngày đầu năm mới.

Đặc biệt trên đường tới Hang Mai, du khách ghé thăm Tổ Đình Linh Sơn Tự, một ngôi chùa cổ cách ngày nay 300 năm với hàng chục pho tượng đặc sắc có giá trị nghệ thuật điêu khắc về đạo phật.

Hang Dây Bí, hang Tổ, hang Mai, hang Dơi, hang Ông Trọng, căn cứ Bưng Lùng… Các địa danh này đều gắn liền với chiều dài lịch sử của vùng đất Bà Rịa Vũng Tàu. Trong hai cuộc kháng chiến, núi Dinh là cơ sở an toàn che chở cho các đơn vị thuộc chiến trường miền Đông Nam bộ.

Căn cứ vào pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã được công bố theo lệnh của Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước 14/LCT/HĐNN ngày 31 tháng 3 năm 1984. Căn cứ núi Dinh _ Khu di tích lịch sử - văn hóa, du lịch, cần được đầu tư, bảo vệ tôn tạo và phát huy tác dụng có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hễ mai sau.

Đào Quốc Thịnh

Tags:

Bài viết khác

Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) – nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm.

Cặp tượng voi đá lớn nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa

Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11 . Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.

Chùa Núi Nổi giữa đồng bằng

Nằm giữa đồng bằng, Phù Sơn tự (chùa Núi Nổi) tọa lạc tại ấp Giồng Trà Dên (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu), là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật của vùng Tây Nam Bộ. Với kiến trúc độc đáo, ngôi chùa thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đến chiêm bái.

Khám phá các di sản văn hoá độc đáo tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Tại núi Bà Đen, các di sản văn hoá lâu đời mỗi ngày đều được gìn giữ và phát huy, đưa Tây Ninh thành điểm đến văn hoá hấp dẫn tại Nam bộ.

Chiêm ngưỡng Bảo vật Quốc gia tại Quần thể Di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể Di tích Cố đô Huế là nơi lưu giữ những Bảo vật Quốc gia quý giá của triều Nguyễn.

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.

Lễ hội Lam Kinh năm 2024: Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.
Top