banner 728x90

Bài 4: DI TÍCH LỊCH SỬ NÚI DINH

17/04/2024 Lượt xem: 2705

Núi Dinh được xem là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh BR-VT. Sử sách ghi lại rằng, hồi đầu thế kỷ XX nơi đây vẫn còn là rừng nguyên sinh, với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, gồm nhiều loại gỗ hiếm: dâu, sao, bằng lăng, cẩm lai, sơn trà, chiêu liên, châm sừng, săng trắng, sến, gõ đỏ... Dưới tán rừng già là nơi cư trú của nhiều loài động vật như: hổ, khỉ, nai, dọc, gấu, heo, hoẵng, sóc, chồn, cầy hương, kỳ đà…

Trong quá khứ, núi Dinh từng ghi dấu bước đường di cư, quá trình khai phá vùng đất Nam bộ của người Việt. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, núi Dinh là căn cứ cách mạng của bộ đội ta, nên núi Dinh được xem là một địa chỉ về nguồn, được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1993.

Trên núi Dinh, sáng sớm không khí trong veo, mát mẻ, chiều tối se lạnh, đêm xuống sương phủ mờ…trên núi còn có cả những đồi thông rất thơ mộng giống như ở Đà Lạt, nên nơi đây được ví như “Đà Lạt của  Bà Rịa-Vũng Tàu”. Xa xa, lấp ló sau những vòm lá xanh thẫm của cây rừng là những ngôi chùa cổ với kiến trúc độc đáo, nằm ẩn khuất trên triền núi, tạo nên nét huyền bí linh thiêng. Toàn bộ khu vực núi với diện tích 60 km2 là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa phật giáo tâm linh. Với gần 100 ngôi chùa và các am thất xung quanh khu vực này đã tạo nên một quần thể không gian phật giáo.

Căn cứ Núi Dinh gồm 7 hang động:

1.Hang Dây Bí gồm: Hang Huyện ủy Châu Đức, Hang giao liên.

2. Hang Tổ

3. Hang Mai (chùa Ông Sáu Trọng, chùa Bà Huệ Tiên)

4. Hang chùa Ông Trọng

5. Hang Bưng Lùng.

6. Hang Dơi

7. Chùa Sầu Riêng.

1. Hang Dây Bí: Hang Huyện ủy và Huyện Đội  

Nằm ở độ cao 491m phía Đông Nam khu vực núi Dinh. Nơi đây là căn cứ hoạt động của Huyện ủy, Huyện Đội Châu Đức (Tỉnh Bà Rịa cũ). Ở đây có nhiều vòm đá, lòng hang rộng thông với nhau tạo thành vị trí rất hiểm trở, hang rộng 3m, dài 6m, lòng hang hẹp dần và sâu dần vào núi. Bên ngoài có cây rừng mọc um tùm. Cán bộ và chiến sĩ Huyện Châu Đức thường làm việc tại của hang, dưới các vòm đá. Cách 700m về phía Bắc là Hang giao liên nằm ở độ cao 450m, rộng 3m, dài 4m sâu vào trong núi 2,5m trong hang có suối chảy.

Hang Dây Bí nằm trên núi Dinh

2. Hang Tổ: Ở độ cao 200m là vòm đá rộng 4m, dài 12m, cao 1.9m. Ở giữa có bàn thờ xi măng đặt pho tượng Phật Thích ca Mâu Ni ngồi thiền trên đài sen. Hang Tổ có 2 ngách: 1 ngách ăn sâu vào sườn núi, rộng 1,5m, dài 5m, sâu gần 2m, ngách phía trên nằm sâu 6m, rộng 1,2m, cao 0,6m.

Chùa Hang Tổ nằm trên núi Dinh

3. Hang Mai: Nằm ở độ cao 254m phía Tây Bắc Núi Dinh, đây là một khu đất rộng cỏ tranh mọc um tùm thoải dần về phía Bắc. Phía trong có hang động ở phía Tây và Nam có suối chảy róc rách suốt ngày đêm. Trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ khu vực Hang Mai có khá nhiều chùa chiềng gồm chùa Bà Huệ Tiên, Ông Sáu Trọng…cán bộ, chiến sĩ ta thường vào đây nghỉ ngơi. Gần Hang Mai cán bộ, chiến sĩ còn dựng lán trại để hoạt động, làm việc. Sau chiến dịch Mậu Thân1968 địch phát hiện căn cứ Hang Mai đã dùng bom B52, Bom xăng hủy diệt toàn bộ khu vực này. Tại Hang Mai địch dung mìn phá sạch cửa hang hiện nay chỉ để lại phế tích của chùa Ông Sáu Trọng và chùa Bà Huệ Tiên.

Chùa Hang Mai nằm trên núi Dinh

Chùa Ông Sáu Trọng: Chỉ còn lại nền nhà (rộng 6m, dài 18m) xung quanh được kè đá vững chắc. Ở tay phải còn một số cây điều, lê kina, dây trầu không…

Chùa Bà Huệ Tiên: Cách chùa Ông Sáu Trọng chừng 50m về hướng Tây ở đây chỉ còn lại bàn thờ, lối đi và nền chùa rộng 2m, dài 4m có bậc thang cấp đi lên bằng xi măng rộng 1m, dài 2m dẫn tới bàn thờ cao 1,2m, rộng 0,6m, dài 1m.

 Ngoài ra ở khu vực Hang Mai còn sót lại một vài hố bom hiện nay cây cỏ đã mọc um tùm.

4. Hang Chùa Ông Trọng: Là một mõm đá nằm trên độ cao 360m bên ngoài trồng cây sứ, hang có vị trí thuận lợi, có hai đường lên xuống chia làm 2 ngách. Ngách ngoài cao 2m, rộng 3,5m, dài 4,2m; ngách trong ăn xuống núi rộng 4m, dài 6m. Nơi đây là nơi dừng chân của Thị ủy Bà Rịa trên đường đi lên căn cứ Bưng Lùng.

5. Căn cứ Bưng Lùng: Nằm ở bên thung lũng núi Dinh độ cao 250m có nhiều cây Lùng (Lá dong) nên đặt tên cho căn cứ là Bưng Lùng. Nơi đây là hoạt động của cán bộ chiến sỹ Thị ủy Bà Rịa và Thị đội Bà Rịa vào những năm 1961-1967. Cán bộ và chiến sĩ ta làm nhà bằng gỗ, tre, mái lợp lá trung quân, xung quanh cho phên tre dài 7m, rộng 4m, cao 3m để làm việc và ở cách 5m về phía Tây là khu vực nhà bếp.

Hiện nay cỏ đã phủ lấp di tích. Ngoài ra còn có hai cái hầm tránh pháo, bom. Mỗi hầm rộng 2m, cao 2m, phía trên có nền đất đắp cao 0,5m dưới có 2 chiếc cọc để mắc võng có hai cửa để lên xuống hiện nay đã bị sập. Căn cứ Bưng Lùng có lúc lên tới 70 cán bộ, chiến sỹ hoạt động ở đây.  

Bia ghi dấu căn cứ kháng chiến của Thị ủy, thị đội Bà Rịa tại Núi Dinh

6Hang Dơi: Nằm ỏ phía Tây Nam núi Dinh ở độ cao 80m ở đây có nhiều dơi nên anh em gọi là căn cứ Hang Dơi. Hang chia làm 2 ngách, ngách trên và ngách dưới. Có một con đường ăn thông với hai ngách dẫn ra ngoài rừng dài 13m. Ngách dưới có bồn nước dài 4m, rộng 2m, cao 0,6m, có đặt pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát rất cao 0,4m. Hang ăn sâu vào sườn núi 7m, dài 14m, rộng 11m. Ngách trên: rộng 9,5m có nhiều mái đá rộng 3 - 4m, dẫn lên ngách phía trên là con đường dài 10m, rộng 2m đi men hang. Tại Hang Dơi hiện nay có một am nhỏ thờ Phật ở ngách trên.  

Chùa Hang Dơi nằm trên núi Dinh

7. Căn cứ chùa Diệu Linh: Nơi đóng quân và chỉ đạo của Thị ủy Bà Rịa từ năm 1972 -1975. Nằm ở hướng Tây Bắc núi Dinh ở độ cao 160m. Căn cứ trước đây có lán trại bằng lá trung quân, bàn ghế làm bằng cây và tre để làm việc. Xung quanh cán bộ ta đào nhiều hầm chữ T dài 2,5m, ngang 2,0m, rộng 1,5m, sâu 1,6m, dày 0,6m.

Có hai lối lên xuống, dưới có thể mắc võng để trách bom và pháo.

Chùa Diệu Linh là cơ sở cách mạng cung cấp lương thực, thực phẩm của Thị ủy Bà Rịa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Năm 1968 Chùa bị bọn đế quốc Mỹ hủy diệt, hiện nay chùa chỉ còn lại ngọn tháp cao 3 tầng và nền nhà rộng 10m, dài 30m. Tháp chùa Diệu Linh cao 6m, rộng 1,4m, xây bằng gạch xi măng, trang trí cánh hoa sen, mây cách điệu…

(Còn nữa)

Đào Quốc Thịnh

Tags:

Bài viết khác

Di tích Lịch sử - Văn hóa là gì? Tiêu chí, phân loại di tích lịch sử văn hóa

Di tích Lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau:

Những nhạc cụ “thổi hồn” cho Di sản Văn hóa hát Then

Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là "điệu hát thần tiên", điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong hát Then, đàn Tính và chùm Xóc Nhạc là hai loại nhạc cụ không thể thiếu. Hai loại nhạc cụ này vừa có chức năng giữ nhịp, đệm cho hát, vừa có khả năng diễn tấu linh hoạt, đặc biệt còn được sử dụng như đạo cụ trong những điệu múa Then.

Điều kiện di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia

Theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, việc phân loại di tích lịch sử và văn hóa phải dựa trên những điều kiện về giá trị lịch sử và văn hóa. Các điều kiện này được quy định rõ ràng nhằm xác định và bảo vệ các di tích có giá trị quan trọng đối với quốc gia và dân tộc. Cụ thể, các di tích được phân loại dựa trên bốn điều kiện cơ bản:

Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích lịch sử Việt Nam đã được phân thành ba cấp khác nhau, nhằm phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của chúng. Đây là một dạng di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình hoặc địa điểm đó.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý có thể hiểu là vấn đề chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, các bạn ngành Trung ương và địa phương. Theo Từ điển Luật học, phân cấp quản lý được định nghĩa là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật…

Lễ Hội Hoa Ban: Nét đẹp văn hóa vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Lễ hội Hoa Ban là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa các giá trị truyền thống và sự phát triển hiện đại. Với vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Hoa Ban hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước với tính chất là một hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành có tính tổ chức chặt chẽ, được thực hiện trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.
Top