banner 728x90

Bài 1: DANH NHÂN VĂN HÓA LỊCH SỬ LÊ CÔNG HÀNH - CỤ TỔ NGHỀ THÊU VIỆT NAM

09/04/2024 Lượt xem: 2693

Vào khoảng những năm đầu Công Nguyên, con người đã bắt đầu sử dụng những sợi chỉ nhuộm màu, sợi len và đôi khi cả sợi bạc, vàng hoặc đồng thau... để bắt đầu những đường thêu cơ bản, trang trí họa tiết cho quần áo. Họ thêu thùa hình ảnh những cảnh vật thiên nhiên đơn giản như hoa hay những hình trừu tượng mô phỏng những hoạt động, sinh hoạt của đời sống. Rất nhiều những hiện vật trang phục được tìm thấy trên khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, tương truyền rằng nghề thêu xuất hiện từ thời vua Hùng. Ông bà ta đã dùng chỉ, tơ, sợi nhuộm màu để thêu tỉa, trang trí trên nền vải. Cũng như các nước khác, người Việt xưa thường thêu các họa tiết cỏ cây, hình thể, hoa lá, chim thú, cảnh sinh hoạt trang trí trên khăn, túi, xiêm y, cờ, trướng, y môn…

Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam” tập I đã mô tả trang phục của người Lạc Việt như sau: “Người Lạc Việt mặc áo chui đầu, áo cài khuy bên trái, những chàng trai có khăn khố đẹp, những cô gái có váy áo thêu…”. Ngay từ thế kỷ thứ Nhất, bên cạnh lá cờ thêu tay “Đền nợ nước, trả thù nhà” của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phụ nữ Việt Nam còn biết dùng công việc thêu thùa để trang hoàng nhà cửa, hơn nữa là để bày tỏ tâm sự, tình cảm và để làm đẹp cho chính mình.  

Mặt hàng thêu của Việt Nam đã thấy xuất hiện từ trước thời nhà Lê, điều đó chứng tỏ nghề thêu đã có trước khi cụ Lê Công Hành đi sứ nhà Minh rồi học cách làm lọng, cách thêu mà về truyền dạy cho dân Ngũ Xã trên quê hương ông. Lịch sử ghi chép rằng, năm 400 sau công nguyên, trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáu chữ “Trả thù nhà, trả nợ nước” được thêu màu vàng trên lá cờ cầm quân. Và ở vào thời Lý thế kỷ XI, sử sách cũng nhắc đến Nguyên Phi Ỷ Lan đã từng dạy nghề thêu cho các cung nữ.

Năm 1156, nhà Lý, trong số các cống phẩm nạp cho phong kiến nhà Tống có 850 tấm đoạn màu vàng thắm có thêu rồng cuốn. Trần Quốc Toản đội quân trẻ tuổi đời nhà Trần chống quân Nguyên Mông đã giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” nghĩa là (Phá giặc mạnh, đền ơn vua). Đến nay đã có nhiều người viết về ông Tổ nghề thêu làng Quất động. Có người viết ông là người họi Bùi. Có người viết ông là người họ Lê. Lại có người viết ông tên thật là Bùi Quốc Khái vốn gốc người họ Mạc…

Làng Quất Động thuộc xã Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội được xem là nơi khởi thủy của nghề thêu Việt Nam. Câu ca cổ:

 “Xâm Động là đất trồng hành

Mễ Hòa chẻ nứa đan mành ta mua

Quýt Đức thêu quạt thêu cờ

Nhị Khê tiện gỗ đền thờ chạm hoa”.

Quýt là tên nôm của làng Quất Động, Đức là làng Đức Trạch cùng xã vẫn còn lưu truyền đến ngày nay và hát rằng:

 “Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về Quất Động với anh thì về

Quất Động làng anh có nghề

Thêu gà thêu vịt, thêu hoa trên cành”.

Người có công khởi tạo và truyền dạy nghề thêu cho người dân Quất Động là Tiến sĩ Lê Công Hành, tên thật là Bùi Công Hành, là người làng Quất Động, sống ở cuối đời Trần ông đi dự thi vừa lúc quân Minh sang xâm lược nước ta nên khoa thị bị dừng và lỡ dở. Ông ẩn náu rồi cùng Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Cuộc bình Ngô thành công, ông được Lê Thái Tổ trọng dụng. Đến đời Lê Thái Tông (20/11/1423-7/8/1442 khoảng thế kỷ XV) ông dẫn đầu đoàn Sứ bộ của triều đình sang nhà Minh - Ông được cho là đã dạy cho người làng Quất Động những kỹ thuật thêu và làm lọng tân tiến hơn mà ông đã tiếp thu được trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc. Khi về nước, dù làm quan trong triều những ông vẫn tranh thủ về quê dạy dân cách làm lọng và cách làm hang thêu tân tiến của Nhà Minh. Từ đó, nghề thêu và làm lọng trở nên phát triển hơn, lan dần ra nhiều làng nghề trên khắp cả nước. Để ghi nhớ công đức của ông, người dân làng nghề tại Thường Tín, nhớ công lao của ông truyền dạy nghề thêu làm lọng tân tiến của nhà Minh nên đã lập Đền Ngũ Xã thờ ông (do dân 5 xã lập) – Đình Đào Xá là nơi ông “mở lớp” truyền nghề thêu cho người dân ở 5 xã: Quất Động, Tam Xá (gồm Nguyên Xá, Bì Xá, Lưu Xá), Vũ Lăng (gồm Đào Xá, Khoái Nội, Khoái Cầu), Hướng Dương (gồm Hướng Xá, Hướng Dương) và Hương Giai. Vì thế sau khi mất, ông được tôn làm Thành Hoàng làng và được dân làng thờ tự tại chính nơi ông đã trực tiếp dạy dân làm nghề thêu này.

Trong đền có tấm bia “Vũ Du Tiên sư bi ký” ghi lại sự tích của tổ nghề thêu. Ngoài ra còn có một số đền thờ khác như như đình Tú Thị ở số 2A phố Yên Thái (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thờ tổ nghề thêu Lê Công Hành. Lễ giỗ tổ nghề của những làng sinh sống bằng nghề thêu tại Việt Nam thường được tổ chức vào ngày giỗ hàng năm của ông. Chỉ riêng tại Huế, lễ tế Tổ sư nghề thêu Lê Công Hành tại phổ Cẩm Tú - Huế lại được tổ chức vào ngày 22 tháng Giêng âm lịch hằng năm và ngày mồng 4 tháng Sáu âm lịch là ngày kỷ Tổ. Nằm ở số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Di tích quốc gia đình Tú Thị (Quyết định số 4066/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2004 của Bộ VHTTDL) là nơi thờ ông Lê Công Hành, người được coi là ông tổ của những người thợ thêu cổ truyền Việt Nam.

Thạc sĩ Phùng Quang Trung

 

Tags:

Bài viết khác

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Tp.Hồ Chí Minh)

Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh - phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.

Di tích bến Vàm Lũng - đường Hồ Chí Minh trên biển

Bến tiếp nhận vũ khí Vàm Lũng (thuộc ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), nằm theo rạch Chùm Gộng hướng về trung tâm huyện Ngọc Hiển, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3996/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2010.

Thờ Tứ Bất Tử, tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề, các anh hùng chống ngoại xâm…, tục thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu có nhiều nét vô cùng độc đáo.

Hình tượng ‘Lưỡng long chầu nguyệt’ trong văn hóa Việt

Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa cổ sở hữu một kiến trúc Phật giáo Bắc tông nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa mang nhiều nét kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh an yên giữa lòng Sài Gòn tấp nập.

Linh vật trong văn hóa truyền thống Việt Nam

Linh vật được sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý niệm và niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng; góp phần quan trọng phản ánh diễn trình phát triển của nghệ thuật thuật tạo hình Việt Nam.

Chantarangsay: ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Chantarangsay hay còn có tên gọi khác là chùa Candaransi, tọa lạc tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đầu tiên được xây dựng tại vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

Gò tháp An Lợi: Dấu ấn kiến trúc cổ

Ẩn mình trong khung cảnh yên bình của ấp An Lợi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), Gò tháp An Lợi là một trong những di tích đặc biệt mang đậm dấu ấn văn hóa Óc Eo, từng rực rỡ trong lịch sử Đông Nam Á.
Top