banner 728x90

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Đán

24/01/2025 Lượt xem: 2442

Tết đến xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Bên cạnh đó là khao khát sự trường tồn cuộc sống, sự hài hòa Thiên - Địa - Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt, trở thành truyền thống tốt đẹp.

Tết Nguyên Đán là có từ nguồn gốc Hán – Viêt. Theo đó “Tết” có nghĩa là “tiết”, “Nguyên” chính là sự khởi đầu, sơ khai; “Đán” chính là buổi sáng sớm. Theo đó “Tết Nguyên Đán” có nghĩa là sự khởi đầu của năm mới. Tết Nguyên Đán còn được gọi là “Tết Cả”, “Tết cổ truyền” hoặc “Tết ta” để phân biệt với Tết tây (Tết dương lịch).

Nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc do lịch sử 1000 năm Bắc thuộc, thế nên Tết Nguyên Đán cũng là nét văn hóa chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc sang.

Theo đó ngày Tết nguyên đán cũng có nhiều ngày khác nhau, bắt nguồn từ thời Tam hoàng ngũ đế. Đời Tam Vương, triều đại nhà Hạ thích màu đen nên chọn tháng Giêng, tức tháng Dần ăn tết. Nhà Thương ưa màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng Chạp để ăn Tết. Nhà Chu thì lại chuộng màu đỏ nên chọn tháng Tý, tức là tháng 11 để ăn Tết. 

Các vị vua nói trên quan niệm về ngày giờ như sau: giờ Tý có trời, giờ Sửu có đất, giờ Dần có người. Thế nên mỗi người lại chọn ra mỗi ngày Tết khác nhau.

Tết cổ truyền của Việt Nam không giống với Tết Trung Quốc do đây là Tết âm lịch mà cách tính lịch Âm của Trung Quốc và Việt Nam không hoàn toàn giống nhau.

Tết cổ truyền diễn ra trong khoảng thời gian 21 tháng 1 đến 19 tháng 2 dương lịch, chịu ảnh hưởng theo quy tắc 3 năm nhuận 1 tháng âm lịch. Nguyên nhân là do Tết nguyên đán dựa vào Âm lịch, được tính theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên luôn muộn hơn Tết dương lịch. Dịp Tết nguyên đán thường kéo dài từ 23 tháng Chạp đến mùng 5 tháng giêng.

Ảnh minh họa

Vào ngày Tết cổ truyền mọi người sẽ dành thời gian để trở về quê nhà, sum họp đoàn viên với người thân sau một năm xa nhà. Mọi người sẽ gác lại công việc, học tập bởi đây là dịp lễ dài nhất để trở về nơi chôn nhau cắt rốn. Thắp nhang, khấn vái tổ tiên, mộ phần,… để sống lại những kỷ niệm tuổi thơ, được quây quần bên những người thân yêu nhất.

Người ta tin rằng Tết là ngày thuận lợi cho việc tình cảm, là ngày ông Tơ bà Nguyệt se duyên cho những người còn đang lẻ bóng, lận đận duyên phận. Vào dịp tết nhiều người trẻ có thói quen lên chùa cầu duyên để mong năm mới mình sẽ có người bên cạnh san sẻ vui buồn, yêu thương.

Vào những ngày cuối năm và đầu xuân thì người dân có thói quen thăm mộ, dọn dẹp, sửa sang lại mộ phần tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên sẽ được chưng bày nhiều món ăn truyền thống như bánh tét, xôi, thịt, mâm ngũ quả,…nhang khói nghi ngút. Để thể hiện sự biết ơn, kính trọng và hướng về cội nguồn ông bà.

Dịp Tết nguyên đán cũng là lúc giao hòa giữa con người với thần linh, giao hòa giữa đất trời. Thế nên nhiều người tin rằng đây là lúc những mong muốn, ý nguyện của bản thân sẽ được các vị thần linh thấu hiểu và chấp thuận. Nền văn minh của dân tộc ta xuất phát từ cây lúa nước, từ nông nghiệp nên đây cũng là lúc người xưa tưởng nhớ đến các vị thần linh như thần Mưa, thần Mặt trời, thần Đất,…

Nhiều người quan niệm rằng Tết nguyên đán là dịp Thần Tài đến từng nhà để ban phát tiền tài, thịnh vượng cho cả năm. Nhiều gia đình mở cửa suốt 3 ngày Tết để chào đón niềm vui, sự hứng khởi với hi vọng tiền tài đầy ắp về cho ngôi nhà của mình nhằm tạo nên ngày Tết Nguyên Đán ý nghĩa với văn hóa người Việt.

Tết là ngày đầu năm, là sự khởi đầu của năm mới với những cơ hội và thách thức mới. Vào dịp năm mới người ta sẽ tổ chức xem ngày lành tháng tốt để khởi nghiệp và khai trương công việc, sự kiện năm mới. Người ta thường khởi sự năm mới với hi vọng thành công và trọn vẹn hơn.

Vào ngày Tết người ta sẽ thể hiện sự quan tâm, yêu thương đến nhau với những lời chúc phúc tốt đẹp thân tình nhất. Dịp lễ tết người ta sẽ hạn chế la rầy, cãi vã trong gia đình để tạo bầu không khí hòa thuận, yêu thương, ấm áp cho nhau. Với mong muốn một năm mới nhiều yêu thương, tình cảm dành cho các thành viên.

Người ta quan niệm rằng ngày Tết đầu năm luôn là ngày may mắn, tốt đẹp cho cả năm. Sự may mắn ấy còn hiện diện trên những cánh mai, cánh đào, chồi lộc, mâm ngũ quả. Nhiều nơi có phong tục ngắt cành hoa, cành lộc để mang may mắn, tài lộc về với ngôi nhà của mình.

Tết nguyên đán là khởi đầu của một năm mới, là sự đổi mới gác lại những quá khứ, thiếu sót của năm cũ. Nhà nhà sẽ tân trang lại nhà cửa, sân vườn cho sạch sẽ, đẹp đẽ và mới mẽ để chào đón những điều tươi mới trong ngày đầu năm. Những gì không may mắn, trắc trở của năm cũ sẽ được xua đi để đón nhận những điều tươi đẹp, lạc quan trong năm mới.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

Tags:

Bài viết khác

Nhạc cụ truyền thống trong hát Chầu Văn

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (tín ngưỡng thờ Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nét văn hóa tâm linh trong kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ là biểu tượng vật chất đậm nét văn hóa phi vật thể của các tộc họ ở Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ giá trị, tổ chức, quan hệ, và thành tựu của mỗi dòng tộc qua nhiều thế hệ. Theo truyền thống, nhà thờ họ thường được xây dựng theo cấu trúc đơn giản nhưng hài hòa, mang đậm nét riêng của văn hóa dân gian.

Vai trò và ý nghĩa của nhà thờ họ tại Việt Nam

Nhà thờ tổ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).

Cỗ và mâm cỗ truyền thống của người Việt

Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Người nhà chủ tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Việt Nam

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa là cái gốc cho sự phát triển, phồn thịnh của một đất nước. Việt Nam là một dân tộc mang một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đa dạng và phong phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với người dân Việt, văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tâm thức người dân.

Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền ở Việt Nam

Tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa, tâm linh và lòng tôn kính đối với các thế lực siêu nhiên, Tổ tiên, thần thánh. Bài viết tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật về tín ngưỡng dân gian trong các lễ hội cổ truyền của người Việt, đặc biệt, lễ hội liên quan đến tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu...

Ý nghĩa và mục đích của tục “Bán khoán con lên chùa”

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Có hai hình thức bán khoán con lên chùa: Bán khoán đến hết năm 12 tuổi rồi “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch).
Top