banner 728x90

Lăng Ông Bà Chiểu – Ngôi đền cổ nhất Sài thành

31/10/2024 Lượt xem: 2978

Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những công trình cổ xưa nhất ẩn mình ở Sài Gòn phồn hoa đô hội. Trải qua hơn 200 năm lịch sử, nơi đây chứng kiến bao thăng trầm và đổi thay của thành phố.

Lăng Ông Bà Chiểu là công trình văn hóa tâm linh lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) – vị tướng Tổng trấn thành Gia Định xưa. Lăng có tên chính xác là Thượng Công miếu, được ghi bằng chữ Hán ở cổng Tam quan.

Ảnh: vnexpress.

Toàn cảnh công trình kiến trúc nhìn từ trên cao. Ảnh: vnexpress.

Toàn bộ miếu lăng Ông Bà Chiểu nằm trong một khu đất rộng và cao với tổng diện tích là 18.500 mét vuông. Tường bao quanh lăng dài 500m, cao 1.2m với 4 cổng theo 4 hướng ra 4 con đường là: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Với lối kiến trúc cổ xưa và chiều dài ấn tượng, nơi đây đã thu hút nhiều du khách đến tham quan và chụp ảnh.

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: @iammswu.

Lăng có 4 cổng, trong đó cổng chính ở phía Nam (mở ra đường Vũ Tùng) được thiết kế theo kiểu Tam quan, phía trên khắc ba chữ “Thượng Công Miếu”.

Bức “Long mã phụ đồ” trên tường ở khu tiền điện. Ảnh: vnexpress.

Trên nóc miếu thờ còn được trang trí bằng hình ảnh nhiều loài vật và họa tiết khác nhau như chim trĩ, công, hoa sen, hoa mẫu đơn… để thể hiện những đề tài mang tính hiện thực, gần gũi với cuộc sống con người.

Ảnh: vnexpress.

Bên cạnh đó, nét độc đáo trong kiến trúc lăng Ông Bà Chiểu chính là những di tích cổ xưa, mang đậm hình thái thế kỷ 19 – 20. Với sắc vàng phai theo thời gian, chấm phá thêm những đường nét hoa văn cầu kì nhấn nhá sắc đỏ, xanh, cam, trắng, tạo nên một tổng thể kiến trúc lạ mắt lại rất linh thiêng.

Ảnh: @harley_quyenn.

Ảnh: @harley_quyenn.

Khu miếu thờ, được gọi là Thượng Công Linh Miếu, gồm tiền điện, trung điện và chính điện, với sắc đỏ và vàng chủ đạo.

Ảnh: vnexpress.

Lăng mộ là công trình được xây dựng đầu tiên trong lăng, vì thế đây cũng là nơi cổ nhất. Phần mộ gồm 2 ngôi mộ song táng, một bên là mộ phần Tả quân Lê Văn Duyệt và một bên là mộ phần phu nhân Đỗ Thị Phẫn. Mộ lăng Ông Bà Chiểu được gọi là mộ “quy”, vì có hình dáng như con rùa đang nằm. Bao quanh mộ là bức tường dày bằng đá ong, thông ra sân đốt nhang đèn.

Ảnh: Báo Lao động.

Trước khu mộ là hai tượng lân, đặc biệt tượng bên phải mang một con lân con (lân ghép). Có giả thuyết cho rằng, ngôi mộ cùng phía với tượng lân ghép này là mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt.

Ảnh: vnexpress.

Mỗi gian điện trong miếu thờ cách nhau bởi một giếng trời. Đi sâu vào khu vực chính điện có một góc dựng lại khung cảnh sống bình thường của Tả quân. Tuy nhiên, chỉ những người có phận sự mới được vào khu vực này để thực hiện các nghi lễ.

Giếng trời – nơi nối trung điện và chính điện của lăng. Ảnh: vnexpress.

Khu miếu thờ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng tướng Lê Văn Duyệt. Với kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ vô cùng tinh xảo, khu miếu thờ là nơi đẹp nhất trong toàn bộ khuôn viên.

Đến đây, du khách có thể thực hiện việc xin Xăm Tả Quân, đây là một trong những hình thức phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở Lăng Ông. Mọi người đến đây để xin về sức khỏe, chữa lành bệnh tật, có thể qua khu nhà Hương, trung điện hoặc Tây điện để xin.

Tượng Tả quân Lê Văn Duyệt ở bàn thờ giữa chính điện. Ảnh: vnexpress.

Ảnh: @phucle1204.

Vào các ngày 29/7 – 2/8 âm lịch hằng năm, tại đây cũng tổ chức lễ giỗ tướng Lê Văn Duyệt. Sự kiện này thu hút được rất nhiều người trong và ngoài thành phố tham gia. Mọi người cũng tranh thủ thời gian này đến đây để cầu sức khỏe, bình an, thậm chí là tình duyên.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Đền Bà Đế - Tìm về chốn linh thiêng và huyền bí

Hải Phòng là vùng đất gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng. Trong đó, không thể không nhắc đến Đền Bà Đế - địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất đông du khách cả nước đến tham quan và chiêm bái hàng năm.

Ngôi đình cổ gần 300 năm tuổi ở Bắc Ninh trở thành Di tích quốc gia đặc biệt

Nằm ở làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đình Đình Bảng là một trong những ngôi đình cổ có công trình kiến trúc đẹp nhất Việt Nam còn tồn tại đến nay.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh)

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những biểu tượng kiến trúc và văn hóa nổi bật của TP. Hồ Chí Minh. Với lịch sử lâu đời, nhà thờ mang đậm dấu ấn của phong cách Roman kết hợp Gothic, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Nhà cổ dân gian tại Bà Rịa, Vũng Tàu

Trên vùng đất Bà Rịa -Vũng Tàu ngày nay, vẫn còn tồn tại hàng trăm ngôi nhà cổ xưa . Mỗi một ngôi nhà không chỉ là một tác phẩm kiến trúc có giá trị mang đậm nét tài hoa của những nghệ nhân hàng mấy trăm năm trước mà còn ẩn chứa sâu sắc những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể .

Kiến trúc các ngôi Chùa xưa và nay

Vùng đất Sài Gòn được kể như đã hình thành từ năm 1698, sau khi Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào tổ chức việc quản lý hành chính vì lúc này dân vào định cư cũng đã khá đông. Ngoài lớp người Việt này còn có một số người Hoa gồm cả những quan quân nhà Minh không chịu thuần phục nhà Mãn Thanh cũng tới xin định cư.

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Tp.Hồ Chí Minh)

Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh - phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.

Di tích bến Vàm Lũng - đường Hồ Chí Minh trên biển

Bến tiếp nhận vũ khí Vàm Lũng (thuộc ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), nằm theo rạch Chùm Gộng hướng về trung tâm huyện Ngọc Hiển, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3996/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2010.

Thờ Tứ Bất Tử, tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề, các anh hùng chống ngoại xâm…, tục thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu có nhiều nét vô cùng độc đáo.
Top